Làm công việc chăm sóc, mua bán các loại cây cảnh nhưng ông Đặng Quang Long (sinh năm 1976, tổ dân phố Làng Dầu, thị trấn Di Lăng, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi) lại có niềm đam mê âm nhạc, đặc biệt là âm thanh của các loại nhạc cụ cổ truyền như: Cồng, chiêng, khèn, trống...
Tại huyện miền núi Sơn Hà (Quảng Ngãi) đang tồn tại 2 điểm có nguy cơ cao về sạt lở, đe dọa trực tiếp trường học, nhà ở, tính mạng và tài sản của người dân, nhất là khi cao điểm mưa bão đã cận kề.
Sau trận lũ quét lịch sử vào tháng 10/2022, hàng trăm hộ dân tại địa bàn các bản Hòa Sơn, Sơn Hà của xã Tà Cạ và một khu vực của thị trấn Mường Xén, huyện Kỳ Sơn bị mất nhà cửa, đối diện với nguy cơ sạt lở đất buộc phải di dời đến nơi ở mới. Hơn một năm đã trôi qua, các khu tái định cư vẫn chưa thể hoàn thành, người dân ngày qua ngày phải sống trong cảnh thấp thỏm lo âu, nhất là những lúc trời mưa, gió.
Gần 3 tháng sau cơn lũ quét lịch sử, người dân các bản Bình Sơn 1, Hòa Sơn, Sơn Hà, xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) đang tất bật chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Sự sống đang hiện hữu ở khắp các bản làng chịu ảnh hưởng. Những khó khăn, vất vả dần bị bỏ lại phía sau. Năm nay, người dân nơi đây chuẩn bị đón một cái Tết đặc biệt mang theo hy vọng sớm ổn định cuộc sống trên vùng đất mới.
Đến 17 giờ ngày 3/11, ba huyện miền núi là Sơn Tây, Minh Long và Sơn Hà phải hoàn thành việc tổ chức sơ tán, di dời dân, cán bộ, công nhân đang ở những khu vực đã và đang bị sạt lở đến nơi tránh trú an toàn; yêu cầu nhân dân nếu không có việc gì cấp thiết thì tuyệt đối không được rời khỏi nơi tránh trú quay về nhà. Đây là một trong những nội dung của văn bản hỏa tốc số 5508/UBND-NNTN của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi gửi các địa phương trong tỉnh, nhằm ứng phó với bão số 10 và mưa lớn trong thời gian tới.
Sau thành công trong việc đưa hàng loạt sản phẩm bản địa như ớt xiêm rừng, dưa leo, gà kiến, rau dớn, rau ngót rừng...vào bày bán tại 18 siêu thị Big C ở miền Trung và miền Nam, góp phần tạo thương hiệu, chỗ đứng vững chắc trên thị trường, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân, ngành chức năng huyện vùng cao Sơn Hà (Quảng Ngãi) đang tiếp tục triển khai trồng thí điểm mô hình dưa lưới nhà màn nhằm tìm ra những giống cây mới, lạ, cho hiệu quả kinh tế cao.
Do ảnh hưởng của bão số 3 gây mưa lớn đã khiến 8 bản thuộc 6 xã: Trung Xuân, Sơn Điện, Tam Lư, Trung Tiến, Na Mèo, Sơn Hà của huyện miền núi Quan Sơn (Thanh Hóa) bị cô lập.
Quảng Ngãi có 3 dân tộc thiểu số gồm Ca Dong (tên tự gọi của dân tộc Xơ Đăng), Cor, Hrê sống rải rác tại 6 huyện miền núi với vốn di sản văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, do sự du nhập và lan truyền nhanh chóng của các loại hình văn hóa hiện đại nên nền di sản văn hóa vùng miền đặc trưng có nguy cơ bị biến dạng, thậm chí mai một. Trước thực trạng đó, tỉnh Quảng Ngãi đã cấp bách đưa ra những giải pháp hữu hiệu để bảo tồn văn hóa dân tộc thiểu số trên địa bàn. Theo đó, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã ban hành kế hoạch thực hiện Đề án bảo tồn Văn hóa dân tộc thiểu số Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020, giao cho Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch chủ trì thực hiện.