Thực hiện Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg ngày 17/9/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù (Quyết định số 22), Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang đã khẩn trương phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị – xã hội nhận ủy thác, đẩy mạnh tuyên truyền, rà soát, nhanh chóng đưa nguồn vốn tín dụng chính sách đến các đối tượng vay, giúp những người đã từng lầm lỡ vươn lên, gây dựng kinh kế, tái hòa nhập cộng đồng.
Sau hơn 11 năm thực hiện Chương trình quốc gia về xây dựng nông thôn mới, quê hương cách mạng Sơn Dương (Tuyên Quang) đã có 13/30 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Huyện phấn đấu đến năm 2025 có 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới; trong đó 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 1 xã chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Để đạt mục tiêu này, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện đang chung sức đồng lòng, nỗ lực xây dựng nông thôn mới theo kế hoạch đề ra.
Năm nay đã 96 tuổi nhưng cựu chiến binh Dương Văn Dư, trú tại tổ dân phố Tân Tiến, thị trấn Sơn Dương, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang hàng ngày vẫn lặng lẽ, âm thầm làm công việc trông coi nghĩa trang liệt sỹ huyện Sơn Dương suốt 30 năm qua.
Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Tuyên Quang, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Tuyên Quang đã trồng mới hơn 10.337 ha rừng; trong đó, có trên 9.948 ha rừng trồng tập trung và 389 ha trồng cây phân tán. Toàn bộ diện tích rừng trồng tập trung được trồng bằng cây giống chất lượng cao như: keo lai mô, keo hạt ngoại nhập đạt 100% kế hoạch năm.
Phát huy truyền thống quê hương cách mạng, người dân xã Tân Trào, huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) hôm nay đang nỗ lực vượt khó, chung sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp…
Nhà sàn là công trình kiến trúc độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Tày, Nùng… ở tỉnh miền núi Tuyên Quang. Trải qua thời gian, những ngôi nhà sàn bằng gỗ bị xuống cấp do nắng, mưa, mối mọt, nguyên vật liệu làm nhà sàn bằng gỗ ngày càng khan hiếm. Trước thực trạng này, nhiều hộ đồng bào Tày, Nùng… nơi đây đã chuyển sang xây dựng nhà sàn bằng bê tông. Với giá thành rẻ, thời gian sử dụng dài và góp phần bảo vệ rừng, nhà sàn bằng bê tông đã và đang là sự lựa chọn của nhiều hộ đồng bào Tày, Nùng... ở Tuyên Quang trong việc gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống và xây dựng nông thôn mới.
Nhằm tạo điều kiện cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là hộ nghèo có đủ điều kiện cơ bản về đất sản xuất, đất ở, nước sinh hoạt, ổn định sản xuất và đời sống, hạn chế tình trạng di cư ngoài kế hoạch, tỉnh Tuyên Quang quyết định thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi từ nay đến năm 2020.
Theo thống kê, rà soát của ngành Kiểm lâm tỉnh Tuyên Quang, toàn tỉnh hiện có hơn 208 nghìn ha rừng ở 39 xã có nguy cơ xảy ra cháy cao, tập trung ở các huyện Chiêm Hóa, Hàm Yên, Lâm Bình, Na Hang, Sơn Dương, huyện Yên Sơn và thành phố Tuyên Quang.
Với mong muốn giúp đỡ những hộ nghèo trên địa bàn xã có nhà ở kiên cố, an cư lạc nghiệp, gần 2 năm qua, ông Phạm Ngọc Duẫn - Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) xã Đại Phú, huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) đã phát huy vai trò của mình, không ngừng nỗ lực, vận động, giúp đỡ hộ nghèo xóa nhà tạm, nhà dột nát; qua đó, từng bước giúp các hộ nghèo ổn định cuộc sống, đưa Đại Phú trở thành xã xóa được nhà tạm, nhà dột nát nhiều nhất trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
Khi lúa bắt đầu chín vàng trên những thửa ruộng cũng là lúc người Cao Lan ở Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) chuẩn bị cúng cơm mới. Đây cũng là dịp các gia đình tạ ơn tổ tiên, đất trời đã phù hộ cho một mùa bội thu.