Sóc Trăng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thanh niên Trần Sáng, dân tộc Khmer, ấp Tú Điền, xã Đại Ân 2, huyện Trần Đề vay vốn chương trình giải quyết việc làm để đầu tư nuôi lợn rừng, cải tạo vườn trồng cây ăn quả, rau màu cho hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Trần Việt – TTXVN
Thanh niên Trần Sáng, dân tộc Khmer, ấp Tú Điền, xã Đại Ân 2, huyện Trần Đề vay vốn chương trình giải quyết việc làm để đầu tư nuôi lợn rừng, cải tạo vườn trồng cây ăn quả, rau màu cho hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Trần Việt – TTXVN

Tỉnh Sóc Trăng dự kiến sẽ tập trung đầu tư gần 800 tỷ đồng xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, thiết chế xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc Khmer trong giai đoạn 2021-2025.

Theo ông Lý Rotha, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng, chủ trương tập trung đầu tư vùng đồng bào dân tộc Khmer nhằm mục tiêu đẩy mạnh phát triển kinh tế gắn với giải quyết tốt các vấn đề xã hội; giảm nghèo nhanh, bền vững. Việc này góp phần thu hẹp khoảng cách về mức sống, thu nhập giữa vùng đồng bào dân tộc thiểu số so với bình quân chung của tỉnh; giảm dần số xã, ấp đặc biệt khó khăn; xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân.

Sóc Trăng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số ảnh 1Dự án phát triển thủy sản bền vững tỉnh Sóc Trăng sẽ tăng diện tích nuôi tôm áp dụng công nghệ tiên tiến. Ảnh: Hồng Đạt – TTXVN

Theo kế hoạch, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại Sóc Trăng giai đoạn 2021-2025 có tổng nguồn vốn trên 790 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách Trung ương trên 696,7 tỷ đồng, vốn đầu tư từ ngân sách tỉnh là 30,36 tỷ đồng, ngân sách cấp huyện trên 53 tỷ đồng và vốn huy động ngoài ngân sách gần 10,2 tỷ đồng.

Từ nguồn vốn này, tỉnh Sóc Trăng dự kiến sẽ tập trung đầu tư hỗ trợ giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho gần 4.500 hộ dân với tổng vốn trên 176 tỷ đồng, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng khó khăn. Tỉnh đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên 272 tỷ đồng.

Sóc Trăng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số ảnh 2Gia đình anh Kiêm Thanh Sang, dân tộc Khmer, xã Liêu Tú, huyện Trần Đề vay vốn chương trình hộ cận nghèo để đầu tư làm nghề nhôm dân dụng, gia đình có việc làm và thu hút 8 lao động trong xã. Ảnh: Trần Việt – TTXVN

Bên cạnh đó, nguồn vốn còn được đầu tư để phát triển giáo dục, củng cố phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú, dân tộc bán trú, trường có đông học sinh đồng bào dân tộc thiểu số; mua sắm trang thiết bị phục vụ việc dạy và học. Bên cạnh đó là các hoạt động hỗ trợ nghiên cứu giải pháp phục hồi, bảo tồn phát huy văn hóa dân tộc; văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer; đầu tư phát triển hệ thống phát thanh truyền hình; ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số...

Sóc Trăng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số ảnh 3Gia đình anh Kiêm Thanh Sang, dân tộc Khmer, xã Liêu Tú, huyện Trần Đề vay vốn chương trình hộ cận nghèo để đầu tư làm nghề nhôm dân dụng, gia đình có việc làm và thu hút 8 lao động trong xã. Ảnh: Trần Việt – TTXVN
Sóc Trăng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số ảnh 4Gia đình chị Lê Thị Diệu Hiền, xã Phú Tân, huyện Châu Thành vay vốn chương trình hộ nghèo để đầu tư nuôi bò, làm nghề may gia công cho hiệu quả tốt, gia đình có cơ hội thoát nghèo. Ảnh: Trần Việt – TTXVN
Sóc Trăng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số ảnh 5Thanh niên Trần Sáng, dân tộc Khmer, ấp Tú Điền, xã Đại Ân 2, huyện Trần Đề vay vốn chương trình giải quyết việc làm để đầu tư nuôi lợn rừng, cải tạo vườn trồng cây ăn quả, rau màu cho hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Trần Việt – TTXVN

Các cấp, ngành tỉnh Sóc Trăng đã tập trung đầu tư bằng nhiều nguồn lực hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc, tạo sinh kế, giải quyết việc làm, đầu tư kết cấu hạ tầng... Nhờ đó, tình hình kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số tiếp tục có bước phát triển. Đời sống, vật chất, tinh thần của đồng bào được quan tâm chăm lo. Các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa, xã hội có nhiều chuyển biến tích cực. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng dân tộc thiểu số tiếp tục được giữ vững ổn định.

Sóc Trăng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số ảnh 6Mô hình nuôi tôm bằng ao lót bạt ở xã Trung Bình, huyện Trần Đề (Sóc Trăng). Ảnh: Hồng Đạt – TTXVN

Phó Trưởng ban Ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng Thạch Thanh Tùng cho biết, từ đầu năm 2022 đến nay, thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước, tỉnh luôn chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thông qua việc thăm hỏi, tặng quà dịp lễ, tết, hỗ trợ gia đình khó khăn... với tổng số tiền gần 40 tỷ đồng. Nguồn vốn đầu tư từ Trung ương cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số năm 2022 là 237 tỷ đồng hiện đang được tỉnh giải ngân khá nhanh, cùng với vốn tín dụng đầu tư khoảng 56 tỷ đồng sẽ được triển khai phục vụ cho đồng bào Khmer phát triển kinh tế gia đình, mở rộng sản xuất kinh doanh... Tỉnh Sóc Trăng phấn đấu giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào Khmer từ 3-4%/năm...

Trung Hiếu

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm