Sóc Trăng: Huyện Long Phú “điểm sáng” giáo dục vùng đồng bào Khmer

Sóc Trăng: Huyện Long Phú “điểm sáng” giáo dục vùng đồng bào Khmer
Các em Trường mẫu giáo xã Long Phú, huyện Long Phú phần lớn là con em dân tộc Khmer được học trong ngôi trường đạt chuẩn quốc gia
Các em Trường mẫu giáo xã Long Phú, huyện Long Phú phần lớn là con em dân tộc Khmer được học trong ngôi trường đạt chuẩn quốc gia

Huyện Long Phú có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống cùng với dân tộc Kinh, Hoa. Các xã Trường Khánh, Long Phú, Tân Hưng… nơi có 70 đến 80% là đồng bào dân tộc Khmer sinh sống khá tập trung ở các ấp, phum, sóc. Thời gian qua, công  tác giáo dục đã được cấp ủy, chính quyền huyện Long Phú và ngành giáo dục tỉnh Sóc Trăng quan tâm.

Giờ học ngữ Khmer của học sinh Trưởng tiểu học xã Long Phú, huyện Long Phú
Giờ học ngữ Khmer của học sinh Trưởng tiểu học xã Long Phú, huyện Long Phú

Nhờ đó, tỷ lệ học sinh là con em đồng bào Khmer trong độ tuổi đến lớp ngày càng cao, tỷ lệ học sinh bỏ học giảm từng năm...

 
Áp dụng công nghệ tin học trong giảng dạy môn Sinh học tại Trường THCS Dương Kỳ Hiệp, xã Trường Khánh
Áp dụng công nghệ tin học trong giảng dạy môn Sinh học tại Trường THCS Dương Kỳ Hiệp, xã Trường Khánh

Các năm qua, huyện huy động học sinh các cấp học mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông đạt tỷ lệ khá cao. Năm học 2015-2016, các trường mẫu giáo đã có gần 140 lớp với 3.854 cháu, đạt tỷ lệ trên 101%, trong đó các xã Lonh Phú, Trường Khánh, Tân Hưng… đã huy động 70 đến 80 % là con em đồng bào Khmer vào mẫu giáo, trong đó nhà trẻ tăng 60 cháu…

Cùng với học văn hóa, giáo dục thể chất luôn được ngành giáo dục Long Phú quan tâm
Cùng với học văn hóa, giáo dục thể chất luôn được ngành giáo dục Long Phú quan tâm
 

Ngoài cấp mẫu giáo, cấp học tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông đã huy động học sinh đến lớp đạt gần 98%.

Giờ làm bài tập ngữ Khmer của Trưởng tiểu học xã Long Phú, huyện Long Phú
Giờ làm bài tập ngữ Khmer của Trưởng tiểu học xã Long Phú, huyện Long Phú

Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng lên, ngoài dạy các môn bắt buộc, việc dạy chữ Khmer từ cấp tiểu học, trung học cơ sở đã được chú trọng và trở thành môn học chính khóa. Với sự giúp đỡ của các thày cô đã tạo cho các em say mê học tập tiếng của dân tộc mình nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của đồng bào Khmer. Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia trên địa bàn cũng được quan tâm đầu tư.

 

Ông Huỳnh Quốc Lâm, Trưởng Phòng Giáo dục huyện Long Phú cho biết: Huyện còn nhiều điểm trường chưa  được khang trang nhưng vì sự nghiệp giáo dục được các cấp, các ngành quan tâm góp sức, nhất là các doanh nghiệp, các nhà mạnh thường quân, Hội khuyến học các cấp… đã góp sức cho ngành giáo dục huyện ngày càng đi lên.

Trường PTCS Dương Kỳ Hiệp, xã Trường Khánh năm năm liền đạt chuẩn quốc gia
Trường PTCS Dương Kỳ Hiệp, xã Trường Khánh năm năm liền đạt chuẩn quốc gia

Hiện nay, huyện đã có gần 20/52 trường công nhận đạt chuẩn quốc gia. Tiêu biểu là trường Trung học cơ sở Dương Kỳ Hiệp, xã Trường Khánh. Trường có trên 300 học sinh là con em đồng bào Khmer, chiếm gần 50% học sinh của trường. Trường được công nhận chuẩn quốc gia và là “ngọn cờ” trong ngành giáo dục  của huyện.

Giờ học môn Giáo dục-Công dân Trường THCS Dương Kỳ Hiệp
Giờ học môn Giáo dục-Công dân Trường THCS Dương Kỳ Hiệp

Năm 2014, tỉnh công nhận xóa mù, phổ cập tiểu học và trung học cơ sở ở 11/11 xã của huyện. Hội khuyến học, các tổ chức, cá nhân hàng năm đều trao học bổng cho học sinh nghèo, con em đồng bào Khmer để động viên các em đạt thành tích cao trong học tập.

Các thày cô giáo luôn tận tình với các em học sinh
Các thày cô giáo luôn tận tình với các em học sinh
 
Giờ học tiếng Anh của học sinh Trường THCS Dương Kỳ Hiệp
Giờ học tiếng Anh của học sinh Trường THCS Dương Kỳ Hiệp
Học sinh các cấp học ở huyện Long Phú đến lớp đúng độ tuổi đạt tỷ lệ cao
Học sinh các cấp học ở huyện Long Phú đến lớp đúng độ tuổi đạt tỷ lệ cao

Có thể bạn quan tâm