Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Yên Bái đang xuất hiện loại sâu keo mùa thu ở cây ngô, loại sâu này có sức tàn phá và tốc độ lây lan nhanh, ảnh hưởng đến năng suất ngô. Trước tình trạng trên, ngành nông nghiệp Yên Bái đang tích cực triển khai nhiều biệp pháp nhằm hạn chế sự lây lan và giảm tối đa thiệt hại do loại sâu này gây ra.
Diện tích ngô bị sâu keo mùa thu phá hại ở tỉnh Đồng Tháp hơn 40 ha, tập trung bị hại nhiều nhất là huyện Tân Hồng, Thanh Bình, Lấp Vò và Châu Thành; trong đó, nhiễm nặng với mật số >8 con/m2 là 2 ha ở các xã: Tân Hộ Cơ, Tân Công Chí, An Phước thuộc huyện Tân Hồng còn lại là nhiễm trung bình và nhẹ từ 4-8 con/m2.
Sáng 19/7, tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị tăng cường công tác chỉ đạo phòng chống sâu keo mùa thu tại các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Hội nghị nhằm phân tích những khó khăn, tồn tại, hạn chế và tìm ra các giải pháp cụ thể, có hiệu quả để xử lý sâu keo mùa Thu.
Lần đầu được phát hiện giữa tháng 5/2019, đến nay, sâu keo mùa thu đã lan rộng, gây nhiễm trên 4.500 ha ngô (bắp) tại 11 huyện, thị xã của tỉnh Gia Lai trên tổng số gần 30.000 ha ngô toàn tỉnh. Trong khi các loại thuốc sử dụng do Cục Bảo vệ thực vật khuyến cáo khá khan hiếm, thì ngành nông nghiệp và người nông dân tại Gia Lai đang tự tìm các phương pháp để ngăn chặn sự lây lan và tiêu diệt loài sâu hại này.