Chiều 5/11, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Phú Lộc (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thừa Thiên - Huế) cho biết, đơn vị đã phối hợp với các lực lượng chức năng di dời 23 hộ dân với 88 nhân khẩu sống gần khu vực núi Phú Gia, xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc có nguy cơ sạt lở đến nơi an toàn.
Nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho 53 hộ dân đang sinh sống tại vùng thường xuyên xảy ra sạt lở núi đá ở xã Phước Kháng, huyện Thuận Bắc, Ninh Thuận, chính quyền địa phương đang tích cực tuyên truyền, vận động để di dời người dân đến khu tái định cư mới, sớm ổn định cuộc sống, đảm bảo sinh kế lâu dài.
Để ổn định đời sống và sản xuất cho đồng bào, từ nhiều nguồn vốn khác nhau, huyện Phước Sơn (Quảng Nam) đã hỗ trợ kinh phí làm mới, sửa chữa gần 1.400 ngôi nhà cho người dân có nhà ở bị hư hại hoàn toàn, nhà ở bị hư hại một phần do mưa lũ và nhà ở theo tiêu chuẩn “3 cứng” cho bà con ở khu vực nguy cơ sạt lở núi cao.
Tại tỉnh Quảng Bình, 40 hộ dân ở tổ dân phố 8, thị trấn Quy Đạt, huyện miền núi Minh Hóa luôn sống trong lo lắng trước nguy cơ sạt lở núi đe doạ cuộc sống mỗi khi mưa, bão xuất hiện… Đây là các hộ dân có nhà bám mặt đường Quốc lộ 12A, lưng tựa vào ngọn núi Cây Sường.
Đến 11 giờ ngày 11/10, lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ngãi vẫn chưa tiếp cận được khu vực Tổ máy phát điện (Nhà máy Thủy điện Kà Tinh, tại xã Trà Lâm, huyện Trà Bồng) bị vùi lấp do sạt lở núi.
Bốn vết nứt kéo dài hàng trăm mét cắt ngang bản Nam Tiến 2, xã Bảo Nam, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An. Vào những ngày mưa lớn, mặt đất thiếu ổn định, những ngôi nhà bắt đầu phát ra tiếng kêu lạ, khiến ai nấy đều lo lắng bởi nguy cơ sạt lở có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Nguy hiểm là thế, nhưng vì thiếu kinh phí di dời nên từ 3 năm nay, 39 hộ dân vẫn phải bám trụ ở đây và sống trong sợ hãi.
Ngày 6/2, UBND huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam và Công ty Cổ phần ô tô Trường Hải đã chính thức bàn giao 30 ngôi nhà cho đồng bào xã Trà Leng, huyện Nam Trà My có nhà ở bị hư hại hoàn toàn do sạt lở núi gây ra vào cuối tháng 10/2020.
Ngày 1/12, ông Đỗ Thanh Vượt - Chủ tịch UBND xã Sơn Long, huyện Sơn Tây (tỉnh Quảng Ngãi) cho biết, một trận sạt lở núi nghiêm trọng vừa xảy ra trên địa bàn xã, uy hiếp gần chục hộ dân với 36 nhân khẩu tại khu tái định cư thủy điện Đắkđrinh Anh Nhoi 2, thôn Mang Hin.
Do ảnh hưởng của bão số 12, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có mưa vừa và mưa to. Vào khoảng 9 giờ 30 phút ngày 10/11 tại thôn An Mỹ, xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam, xảy ra một vụ sạt lở núi đã vùi lấp ngôi nhà của bà Nguyễn Thị Nga (43 tuổi, trú cùng địa phương).
Trưa ngày 29/10, ông Lưu Huyền Thoại, Chủ tịch UBND xã Phước Lộc huyện Phước Sơn (Quảng Nam) cho biết, trên địa bàn xã có 11 người dân bị vùi lấp do sạt lở đất.
Đã hơn nửa năm trôi qua nhưng ký ức về trận sạt lở núi kinh hoàng khiến 10 ngôi nhà của đồng bào dân tộc Ca Dong ở xã Trà Bui, huyện Bắc Trà My (tỉnh Quảng Nam) bị vùi lấp hoàn toàn, vẫn còn in đậm trong trí nhớ của anh Đinh Văn Hiệp, người dân thôn 5, xã Trà Bui. Đứng trước ngôi nhà mới sắp hoàn thành, anh Thiện chia sẻ, trước đây gia đình anh sống dưới chân núi cách nơi ở mới khá xa. Trận sạt lở núi kinh hoàng cuối năm 2017 khiến ngôi nhà của gia đình anh bị vùi lấp hoàn toàn. Rất may vợ con anh đã kịp thời thoát ra ngoài không lâu trước khi tai họa ập đến.
Do có cơn mưa lớn kéo dài từ chiều tối 10/10, đã làm lở núi, gây chia cắt giao thông nghiêm trọng giữa xã miền núi vùng cao Phước Bình, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận với các địa phương trong tỉnh.
Chiều 12/8/2015, tại Km 87 +600 quốc lộ 4D thuộc địa phận xã Sơn Bình, huyện Tam Đường (tỉnh Lai Châu) đã xảy ra sạt lở núi, gây ách tắc giao thông đoạn đèo Hoàng Liên Sơn từ tỉnh Lai Châu sang huyện Sa Pa ( tỉnh Lào Cai).