Ngày 21/9, UBND tỉnh Hòa Bình vừa có quyết định công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai gây sạt lở đất, đá tại 2 khu vực: Xóm Rài, xã Tuân Đạo (huyện Lạc Sơn) và xóm Rằng, xã Cao Sơn (huyện Đà Bắc).
Phú Thọ là một trong nhiều địa phương khu vực phía Bắc phải gánh chịu thiệt hại nặng nề do bão số 3 gây ra. Mặc dù bão đã qua, nhưng hậu quả của cơn bão khiến hàng nghìn người dân ở Phú Thọ mất ăn, mất ngủ bởi tình trạng sạt lở đất đá, sạt lở bờ sông đang diễn ra ngày một nghiêm trọng.
Sau trận mưa lớn vào trưa 3/10, tại tuyến đèo Prenn (cửa ngõ thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng) có hàng chục khối đất đá bị sạt lở rơi xuống mặt đường. Vụ sạt lở không gây thiệt hại về người và tài sản.
Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4 và dự báo ảnh hưởng trực tiếp đến tỉnh Quảng Bình gây mưa lớn, nguy cơ ngập lụt và sạt lở đất đá. Tỉnh Quảng Bình yêu cầu các đơn vị, địa phương theo sát diễn biến của bão và tình hình mưa lũ, kịp thời ứng phó với các tình huống xảy ra.
Trưa 9/9, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai thông tin, trên địa bàn huyện vừa xảy ra một vụ sạt lở đất đá làm sập đổ 01 ngôi nhà, vùi lấp làm 05 người chết và khiến 01 người bị thương. Hiện, các lực lượng chức năng đang khẩn trương cứu hộ, cứu giúp nạn nhân.
Sáng 9/9, UBND huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai cho biết, trên địa bàn huyện vừa xảy ra vụ sạt lở đất, đá vùi lấp 4 ngôi nhà khiến 7 người mất tích. Các cơ quan chức năng đang khẩn trương tìm kiếm cứu nạn.
Do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài, khoảng 9 giờ 30 phút ngày 21/8, tại Km183+170 Quốc lộ 12 (đoạn thuộc địa phận đèo Cò Chạy, xã Hua Thanh, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) đã xảy ra sạt lở đất đá từ ta luy dương vùi lấp hoàn toàn mặt đường.
Theo thông tin từ Đài Khí tượng - Thủy văn tỉnh Lào Cai, đêm và sáng 12/8, do ảnh hưởng của vùng hội tụ gió trên cao, ở tỉnh có mưa, mưa rào và dông rải rác, có nơi mưa vừa, mưa to, dẫn tới nguy cơ xảy ra trượt, sạt lở, sụt lún đất tại nhiều địa phương.Từ 10 giờ ngày 11/8 đến 10 giờ ngày 12/8, khu vực thị xã Sa Pa và huyện Bảo Yên có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to như: Ô Quý Hồ 88,6mm, Ngũ Chỉ Sơn 68mm (Sa Pa); Việt Tiến 90mm, Phúc Khánh 68mm (Bảo Yên). Các khu vực còn lại có lượng mưa lũy tích phổ biến 30 - 40mm.
Theo thông tin ban đầu từ Văn phòng Ban Chỉ huy về Phòng, chống thiên tai tỉnh Bắc Kạn, khoảng 0 giờ ngày 22/5, tại xã Hiệp Lực, huyện Ngân Sơn (tỉnh Bắc Kạn) xảy ra vụ sạt lở đất đá vào một nhà dân. Đất đá đã vùi lấp một phần ngôi nhà thuộc hộ nghèo này, trong nhà có ba người: Anh H.T.H, sinh năm 1996 (chồng); chị L.T. S.M, sinh năm 1997 (vợ) và con là H.L.B.A, sinh năm 2022.
Do chịu ảnh hưởng của rãnh thấp có trục qua khu vực Bắc Bộ kết hợp vùng hội tụ gió lên đến mức 5000m nên từ đêm 5/8 đến sáng sớm ngày 6/8, các khu vực Mù Cang Chải, Trạm Tấu có mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to và dông rải rác. Lượng mưa từ 19 giờ ngày 5/8 đến 13 giờ ngày 6/8 tại khu vực Mù Cang Chải, Trạm Tấu phổ biến từ 5 – 30mm, có nơi mưa rất to như: Lao Chải 163,4mm, Mồ Dề 121,6mm, Kim Nọi 126,4mm, Mù Cang Chải 109mm, Chế Tạo 99mm, Chế Cu Nha 89,2mm.
Từ ngày 4 đến sáng 6/8, trên địa bàn tỉnh Sơn La đã có mưa vừa, mưa to tập trung tại các huyện Mường La, Thuận Châu, gây sạt lở đất đá, đường giao thông và thiệt hại về người, nhà ở, hoa màu.
Cao Bằng là tỉnh miền núi có địa hình phức tạp, nhiều đồi, núi, độ dốc cao. Toàn tỉnh có gần 100 điểm nguy cơ sạt lở, có thể gây thiệt hại về người và tài sản. Một số khu vực ven sông, suối, đồi núi có nguy cơ sạt lở bờ và taluy… Trước thực trạng này, các ngành chức năng của địa phương đang tiếp tục rà soát và có phương án di dân ra khỏi vùng nguy hiểm đề phòng tai nạn xảy ra.
Chiều 5/12, ông Võ Trường Giang - Chi Cục trưởng Chi cục Quản lý đường bộ II.3 cho biết, mưa lớn kéo dài nhiều ngày qua khiến một khối lượng lớn đất, đá đổ xuống tuyến Quốc lộ 8A, khiến giao thông bị chia cắt.
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (tháng 9/2022), tuyến đường tỉnh 435 (kéo dài hơn 20 km từ thành phố Hòa Bình đi các xã Bình Thanh, Thung Nai, huyện Cao Phong và xã Suối Hoa, huyện Tân Lạc) đã có hàng nghìn m3 đất đá hai bên đường sạt lở xuống lòng đường gây mất an toàn giao thông.
Ngày 21/8, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Lạng Sơn, từ chiều tối 19/8 đến sáng 21/8, nhiều địa phương trong tỉnh Lạng Sơn xuất hiện mưa vừa, mưa to kéo dài. Trong đó, lượng mưa cao nhất là ở huyện Hữu Lũng với 123mm; Mẫu Sơn 55mm; Bắc Sơn 40 mm… Mưa lớn kéo dài tại tỉnh Lạng Sơn đã khiến nhiều nơi bị ngập úng cục bộ, xuất hiện nhiều điểm sạt lở và nhiều điểm nguy cơ cao về sạt lở đất đá.
Từ đêm 9/5 đến sáng 10/5, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn xuất hiện cơn mưa lớn, mưa liên tục đã khiến nhiều nơi ở một số huyện, thành phố bị ngập úng cục bộ, nhiều tuyến đường bị sạt lở đất đá và nhiều diện tích lúa hoa màu của người dân bị ngập sâu trong nước.
Ngày 19/10, khối đất đá ước khoảng 20.000 tấn đã sạt xuống Quốc lộ 15C, đoạn qua bản Kéo Té, xã Nhi Sơn, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa, khiến huyện này bị chia cắt với các huyện miền xuôi.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 8, trong nhiều ngày qua trên địa bàn huyện vùng cao Mù Cang Chải (Yên Bái) có mưa to đến rất to. Vào khoảng 4 giờ ngày 16/10, trên đèo Khau Phạ (thuộc địa phận xã Cao Phạ) đã xảy ra sạt lở đất đá gây tắc đường.
Thông tin ban đầu, khoảng 14 giờ 45 phút ngày 13/7, tại Km391+200, Quốc lộ 32 thuộc khu vực xã Phúc Khoa, huyện Tân Uyên (Lai Châu) đã xảy ra vụ sạt lở đất đá, gây chia cắt tạm thời giao thông giữa huyện Tân Uyên, Than Uyên (Lai Châu) với hai tỉnh tỉnh Yên Bái, Sơn La.
Ngày 30/1/2016, Phó Chủ tịch UBND huyện Vân Đồn Hoàng Văn Thanh cho biết: Khoảng 0 giờ, tại khu vực nuôi trồng thủy sản của Công ty nuôi cấy ngọc trai TAIHEIYO SHINJU (Nhật Bản) ở xã Bản Sen (huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh) đã xảy ra vụ sạt lở đất đá. Hàng trăm nghìn mét khối đất đá bất ngờ sạt lở vùi lấp toàn bộ khu vực nhà ăn và nhà bảo vệ của Công ty.