Cùng với hòn đảo Okinawa của Nhật Bản, Sardinia là nơi tập trung nhiều "bách niên giai lão" nhất trên thế giới. Tỷ lệ trung bình những người trên 100 tuổi tại đây cao hơn gấp 3 lần so với tỷ lệ trung bình tại Tây Âu. Theo thống kê hộ tịch, kỷ lục về tuổi thọ tại đảo Sardinia thuộc về một cụ ông sinh năm 1718 và mất năm 1842 (thọ 124 tuổi). Năm 110 tuổi, cụ ông này vẫn tái hôn.
Nhiều nghiên cứu được tiến hành với các cụ ông và cụ bà sống trên hòn đảo xinh đẹp này cho thấy thực phẩm tươi, khí hậu Đại Trung Hải và gene di truyền chính là bí quyết thần kỳ mang lại tuổi thọ cho người dân Sardinia. Đất đai dù không thực sự màu mỡ, nhưng trên mọi nẻo đường quanh co qua những ngọn núi của Sardinia, người dân nơi đây vẫn rất chú trọng phát triển chăn nuôi, trồng trọt với hình thức trang trại gia đình; vừa để kinh doanh nhỏ vừa để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cá nhân.
Trường Đại học Sassari đã tiến hành nhiều nghiên cứu và thấy rằng những sản phẩm "sạch" của Sardinia như các chế phẩm từ sữa, các loại rau quả hay rượu vang, được nuôi trồng, sản xuất thủ công trên "vườn nhà" có giá trị dinh dưỡng tốt hơn nhiều với các sản phẩm của các siêu thị.
Kết quả của dự án nghiên cứu Akea (viết tắt từ thổ ngữ địa phương Sardinia "A Kent'Annos" có nghĩa là Chúc Trường thọ) do trường Đại học Sassari công bố cho thấy thực phẩm được sản xuất tại Sardinia có hàm lượng chất chống oxy hóa (như flavonoid, nhóm hợp chất có trong hơn nửa các loại rau quả dùng hàng ngày rất tốt cho tim mạch hay polyphénols chống các gốc tự do dư thừa) cao hơn gấp 3 lần so với các sản phẩm thương mại cùng loại. Các giống nho dùng để sản xuất rượu vang, nhất là giống Cannonau tại Sardinia cũng có hàm lượng chất resvératrol (hoạt chất tốt cho tim mạch, chống tác nhân ung thư) ở mức cao.
Trao đổi với phóng viên TTXVN, bà Paola Piras, Ủy viên đặc trách Phòng Thương mại Cagliari, thủ phủ của Vùng tự trị Sardinia, đã chia sẻ rằng có lẽ không có bất cứ loại chất hóa học hỗ trợ nông nghiệp nào hơn được ánh nắng mặt trời, những ngọn gió trong lành của Địa Trung hải mà thiên nhiên đã ưu đãi cho Sardinia.
Sống hòa cùng thiên nhiên trong tâm thế thanh thản, tự tạo cho mình những niềm vui sống, những người dân Sardinia rất ưa thích các hoạt động tập thể ngoài trời, họ ca hát và nhảy múa bất cứ khi nào có thể. Đến thăm đảo Sardinia, du khách chắc chắn sẽ cảm nhận được sự nhiệt thành, hiếu khách của những người dân miền Địa Trung hải; thứ "đặc sản" chảy trong máu của họ, lưu truyền từ đời này qua đời khác như nguồn gene trường thọ.
Bờ biển Sardinia.
|
Nhiều nghiên cứu được tiến hành với các cụ ông và cụ bà sống trên hòn đảo xinh đẹp này cho thấy thực phẩm tươi, khí hậu Đại Trung Hải và gene di truyền chính là bí quyết thần kỳ mang lại tuổi thọ cho người dân Sardinia. Đất đai dù không thực sự màu mỡ, nhưng trên mọi nẻo đường quanh co qua những ngọn núi của Sardinia, người dân nơi đây vẫn rất chú trọng phát triển chăn nuôi, trồng trọt với hình thức trang trại gia đình; vừa để kinh doanh nhỏ vừa để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cá nhân.
Trường Đại học Sassari đã tiến hành nhiều nghiên cứu và thấy rằng những sản phẩm "sạch" của Sardinia như các chế phẩm từ sữa, các loại rau quả hay rượu vang, được nuôi trồng, sản xuất thủ công trên "vườn nhà" có giá trị dinh dưỡng tốt hơn nhiều với các sản phẩm của các siêu thị.
Kết quả của dự án nghiên cứu Akea (viết tắt từ thổ ngữ địa phương Sardinia "A Kent'Annos" có nghĩa là Chúc Trường thọ) do trường Đại học Sassari công bố cho thấy thực phẩm được sản xuất tại Sardinia có hàm lượng chất chống oxy hóa (như flavonoid, nhóm hợp chất có trong hơn nửa các loại rau quả dùng hàng ngày rất tốt cho tim mạch hay polyphénols chống các gốc tự do dư thừa) cao hơn gấp 3 lần so với các sản phẩm thương mại cùng loại. Các giống nho dùng để sản xuất rượu vang, nhất là giống Cannonau tại Sardinia cũng có hàm lượng chất resvératrol (hoạt chất tốt cho tim mạch, chống tác nhân ung thư) ở mức cao.
Trao đổi với phóng viên TTXVN, bà Paola Piras, Ủy viên đặc trách Phòng Thương mại Cagliari, thủ phủ của Vùng tự trị Sardinia, đã chia sẻ rằng có lẽ không có bất cứ loại chất hóa học hỗ trợ nông nghiệp nào hơn được ánh nắng mặt trời, những ngọn gió trong lành của Địa Trung hải mà thiên nhiên đã ưu đãi cho Sardinia.
Sống hòa cùng thiên nhiên trong tâm thế thanh thản, tự tạo cho mình những niềm vui sống, những người dân Sardinia rất ưa thích các hoạt động tập thể ngoài trời, họ ca hát và nhảy múa bất cứ khi nào có thể. Đến thăm đảo Sardinia, du khách chắc chắn sẽ cảm nhận được sự nhiệt thành, hiếu khách của những người dân miền Địa Trung hải; thứ "đặc sản" chảy trong máu của họ, lưu truyền từ đời này qua đời khác như nguồn gene trường thọ.