Liên hoan sân khấu tuồng (hay còn gọi là Hát bội) không chuyên tỉnh Bình Định năm 2024 đã khai mạc tối 4/8. Sự kiện do Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Bình Định tổ chức nhằm góp phần bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia - Nghệ thuật Hát bội Bình Định.
Tối 20/12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang đã tổ chức lễ công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh Nghệ thuật trình diễn sân khấu Dì kê của người Khmer xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Tối 1/4, tại Trà Vinh, Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Trà Vinh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh khai mạc Liên hoan Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ lần thứ II - năm 2023 với sự tham gia của hơn 500 diễn viên đến từ 13 đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp nhà nước và tư nhân...
Tối 6/9, Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu tổ chức kỷ niệm 103 năm Ngày ra đời bản "Dạ cổ hoài lang" (1919-2022) và Ngày sân khấu Việt Nam lần thứ XIII.
Sau thời gian dài trầm lắng vì dịch COVID-19, nhiều đơn vị văn hóa, nghệ thuật tại Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai các dự án như biểu diễn cải lương trên phố, thành lập câu lạc bộ nhạc cụ dân tộc trong trường học,... Đây không chỉ là dịp để các nghệ nhân, nghệ sỹ, diễn viên học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa, văn nghệ mà còn góp phần giữ gìn, bảo tồn và phát huy những giá trị nghệ thuật dân tộc truyền thống.
Ngày 21/2, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam tổ chức Hội nghị Triển khai kế hoạch hoạt động năm 2022 và trao giải tác phẩm sân khấu năm 2021 với sự tham dự của đông đảo các đơn vị nghệ thuật và các nghệ sỹ tại các Nhà hát, các nghệ sỹ lão thành.
Nhà hát Cải lương Việt Nam vừa ra mắt vở cải lương “Nguyễn cầm ca – Kiều”, một vở diễn ấn tượng, mang đến cho khán giả nhiều cung bậc cảm xúc về số phận truân chuyên của nàng Thuý Kiều, một người con gái tài sắc.
Từ ngày 21-27/10, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam tổ chức Tuần lễ kỷ niệm 100 năm sân khấu kịch nói Việt Nam (1921 - 2021) tại Nhà hát Lớn Hà Nội với nhiều hoạt động hấp dẫn và ý nghĩa.
Sau thời gian phải tạm dừng hoạt động do ảnh hưởng của dịch COVID-19, các đơn vị sân khấu, nhà hát tại Thành phố Hồ Chí Minh đang khởi động trở lại với khí thế mới cùng nhiều kế hoạch quảng bá nghệ thuật cải lương.
Nghệ thuật biểu diễn là một trong 8 ngành được lựa chọn để phát triển công nghiệp văn hóa trong 10 năm tới tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trước những khó khăn, thách thức như hệ thống cơ sở vật chất nghèo nàn, thiếu hụt nguồn nhân lực, đội ngũ đạo diễn, diễn viên kế thừa… , ngành nghệ thuật biểu diễn đang tìm giải pháp phát triển phù hợp, đảm bảo hiệu quả, chất lượng, nội dung nhằm giữ gìn, phát huy những giá trị đặc sắc của văn hóa dân tộc.
Sau một tháng phải tạm ngưng biểu diễn do diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, ngay khi được cho phép hoạt động trở lại, các nghệ sỹ, diễn viên của nhiều đơn vị sân khấu tại Thành phố Hồ Chí Minh đã lên kế hoạch mở màn, hứa hẹn sự khởi sắc đáp ứng nhu cầu thưởng thức của công chúng.
Nhằm thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, cũng như các lĩnh vực văn hóa, giải trí khác, các sân khấu tại thành phố Hồ Chí Minh một lần nữa phải tạm dừng hoạt động biểu diễn. Tuy nhiên, nhiều nghệ sỹ cùng các đơn vị nghệ thuật vẫn đang lặng lẽ xây dựng các kế hoạch, dồn sức cho những tác phẩm mới, chương trình biểu diễn để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật, giải trí của công chúng khi dịch được đẩy lùi.
Năm 2020 là thời gian đáng nhớ với hầu hết sân khấu tại Thành phố Hồ Chí Minh, khi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp khiến giới nghệ sỹ rơi vào cảnh thấp thỏm, lao đao. Tuy nhiên, với hy vọng “sáng đèn”, nhiều sân khấu Thành phố đã từng bước khôi phục hoạt động biểu diễn, các nghệ sĩ, diễn viên miệt mài tập luyện, nhanh chóng trở lại với nhiều vở diễn mới, đem đến cho công chúng những sản phẩm văn hóa, giải trí hữu ích vào dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu.
Do ảnh hưởng từ hai đợt dịch COVID-19, từ đầu năm đến nay, các sân khấu tại Thành phố Hồ Chí Minh đều trong trạng thái “ngoi ngóp”, hoạt động cầm chừng, có nơi phải đóng cửa nhằm bảo đảm an toàn. Khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát, với hy vọng “sáng đèn”, nhiều sân khấu Thành phố đã từng bước khôi phục hoạt động biểu diễn, các nghệ sĩ, diễn viên miệt mài tập luyện, nhanh chóng trở lại với nhiều vở diễn mới, đem đến cho công chúng những sản phẩm văn hóa, giải trí hữu ích.
Tối 12/10, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1), Ban tổ chức Kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức lễ công bố, trao giải thưởng “Cuộc vận động sáng tác tác phẩm âm nhạc và sân khấu chào mừng các sự kiện trọng đại của đất nước".
Hoạt động sân khấu cải lương tại Thành phố Hồ Chí Minh những năm gần đây sôi động hơn trước do có sự xuất hiện của nhiều đơn vị xã hội hóa cùng Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang dàn dựng, thu hút sự quan tâm của khán giả. Tuy nhiên, môn nghệ thuật truyền thống này đang có sự thiếu hụt đội ngũ sáng tác, soạn giả cải lương nhằm tạo ra những tác phẩm hay, chất lượng. Hiện trạng “tre già nhưng măng chưa mọc” đang là nỗi lo lớn trong lĩnh vực nghệ thuật cải lương Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung hiện nay.
Mong muốn bảo tồn, phát huy giá trị của di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, thời gian qua ở cấp quốc gia cũng như từng địa phương khu vực Nam Bộ, nhiều hoạt động, giải pháp bảo tồn, quảng bá, mang lại sức sống mới cho đờn ca tài tử đã được thực hiện. Song, trong cuộc sống đương đại, quá trình phát triển và hội nhập, việc gìn giữ, phát huy giá trị của loại hình nghệ thuật này vẫn còn khó khăn, thách thức.
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, từ đầu năm 2020, các sân khấu kịch ở Thành phố Hồ Chí Minh luôn trong tình trạng đóng cửa hoặc biểu diễn cầm chừng. Tính tới thời điểm hiện tại, sau lần đóng cửa vào tháng 3/2020, một số sân khấu trên địa bàn Thành phố tiếp tục duy trì hoạt động nhằm tồn tại trong điều kiện thực hiện nghiêm các biện pháp chống dịch để đảm bảo an toàn cho nghệ sỹ, khán giả.
Chiều tối 14/3, UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã có công văn gửi các sở, ngành liên quan và UBND các quận, huyện yêu cầu tạm ngừng hoạt động các rạp chiếu phim, quán bar, game online, điểm massage, karaoke, vũ trường, sân khấu kể từ 18 giờ 00 ngày 15/3 đến hết ngày 31/3/2020.
Tối 17/12, tại rạp Công Nhân (Hà Nội), Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức lễ khai mạc Liên hoan sân khấu Thủ đô lần thứ II.