Tại Hà Tĩnh, trước đây, việc đốt rơm trên đồng ruộng mỗi khi kết thúc vụ thu hoạch lúa diễn ra khá phổ biến, dẫn tới tình trạng khói bụi, gây ô nhiễm môi trường, làm mất cân bằng hệ sinh thái, lãng phí nguyên liệu. Khắc phục hạn chế đó, nông dân một số địa phương đã sử dụng máy cuốn thu gom rơm rạ. Nhờ vậy, rơm rạ sau thu hoạch đã được xử lý, góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao thu nhập cho bà con.
Ngày 14/7, tại Hậu Giang, Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang tổ chức buổi trao đổi công nghệ thu gom, xử lý, sử dụng rơm rạ tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Giúp nông dân trồng lúa nâng cao hiệu quả và tránh tình trạng lãng phí rơm rạ trên đồng, ngành nông nghiệp thành phố Cần Thơ và Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) đã hỗ trợ nông dân áp dụng cơ giới hóa khâu thu gom rơm và sản xuất phân bón hữu cơ từ rơm rạ. Từ phân hữu cơ sản xuất từ rơm rạ, nông dân được hướng dẫn sử dụng để canh tác lúa và các loại cây trồng. Mô hình canh tác lúa sử dụng phân bón hữu cơ từ rơm đã được nông dân quận Thốt Nốt, huyện Thới Lai, Cờ Đỏ thực hiện, giúp nông dân giảm chi phí sản xuất.