Quýt hồng Lai Vung rộn ràng vào Tết

Diện tích trồng quýt hồng Lai Vung ở huyện Lai Vung (Đồng Tháp). Ảnh: Nhựt An - TTXVN
Diện tích trồng quýt hồng Lai Vung ở huyện Lai Vung (Đồng Tháp). Ảnh: Nhựt An - TTXVN

Các nhà vườn ở huyện Lai Vung (Đồng Tháp) đang thu hoạch quýt hồng để kịp phục vụ thị trường Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024. Hiện nay, giá bán quýt hồng thấp hơn so với năm 2023, thương lái thu mua tại vườn có giá từ 30.000 - 40.000 đồng/kg, tùy thuộc vào mẫu mã và kích cỡ quả.

Năm nay, vườn quýt hồng rộng 5 công (5.000 mét vuông) của ông Nguyễn Văn Đầy ở xã Long Hậu, huyện Lai Vung có sản lượng khoảng 12 tấn quả. Ông Đầy cho hay, tình hình giá bán quýt Tết năm nay không được khả quan như Tết năm 2023. Trong 3 ngày (26, 27 và 28 tháng Chạp) thu hoạch khoảng 7 - 8 tấn quả, thương lái thu mua tại vườn với giá từ 35.000 - 40.000 đồng/kg, thấp hơn khoảng 15.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm 2023. Số lượng quýt còn lại, ông “neo” trên cây thêm vài ngày nữa, thu hoạch dần dần.

Theo ông Đầy, về năng suất quýt hồng, cũng có phần giảm so với năm trước vì nắng nóng kéo dài ngay thời điểm xử lý lấy quả, số lượng quả quýt non bị rụng nhiều nên năng suất trung bình mỗi công quýt hồng từ 2,5 - 3 tấn quả. Ông Nguyễn Văn Đầy cho rằng, với sản lượng 2,5 - 3 tấn quả/công, giá bán 35.000 - 40.000 đồng/kg thì lợi nhuận khoảng 7.000 - 8.000 đồng/kg.

Còn ông Trần Hữu Hớn ở xã Long Hậu, huyện Lai Vung trồng vườn quýt hồng rộng 13.000 m2. Những năm gần đây, ông đón khách vào tham quan vườn quýt, chụp ảnh, kết hợp phục vụ ăn uống, dã ngoại, vừa phát triển kinh tế gia đình, vừa góp phần quảng bá đặc sản quýt hồng Lai Vung. Ông Hớn cho biết, quýt hồng đã bán cho khách du lịch được tổng cộng khoảng 5 tấn quả. Trong 3 ngày nay, ông thu hoạch quýt để bán cho thương lái tiêu thụ tại chợ Tết. Sức mua thị trường yếu nên mỗi ngày thu hoạch 1 - 2 tấn quả.

vna_potal_quyt_hong_lai_vung_dong_thap_vao_vu_thu_hoach_phuc_vu_thi_truong_tet_2024_7217229.jpg
Thu hoạch quýt hồng Lai Vung để cung ứng cho thị trường Tết. Ảnh: Nhựt An - TTXVN

Ông Trần Hữu Hớn cho biết thêm, tuy đã chủ động phòng trị nhưng vườn quýt của công bị ruồi vàng tấn công, rụng quả nhiều nên vụ Tết năm nay, năng suất còn khoảng 15 tấn quả, giảm khoảng 30%. Hiện tại, giá thương lái thu mua tại vườn dao động từ 30.000 - 40.000 đồng/kg, cũng có vườn bán dưới 30.000 đồng/kg. Giá quýt hồng như vậy là “mềm” nhưng hy vọng là có thay đổi lớn trong ngày cuối năm.

Hằng năm, vào những ngày gần Tết Nguyên đán là anh Nguyễn Văn Tấn ngụ huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long đến huyện Lai Vung mua quýt hồng để chở lên Tp. Hồ Chí Minh tiêu thụ. Theo anh Tấn, từ mùng 10 - 16 tháng Chạp, anh tới vườn xem quýt, chốt giá rồi đặt mua, những ngày cận Tết thì đến thu hoạch. So với năm 2023, hiện tại, giá quýt hồng “mềm” hơn do sức mua của thị trường khá yếu và bị cạnh tranh bởi những loại nông sản khác.

Quýt hồng Lai Vung là loại cây trồng “khó tính”, đòi hỏi nhiều kỹ thuật; mỗi năm chỉ cho quả duy nhất 1 vụ. Để có được sản phẩm bán ngay dịp Tết cổ truyền của dân tộc, nhà vườn phải tốn nhiều chí phí đầu tư và công chăm sóc suốt gần 1 năm. Cao điểm của việc thu hoạch quýt hồng diễn ra từ 25 - 29 Tết. Khi chín, trái quýt hồng có màu vàng đậm, bóng, đẹp nên được nhiều người chọn mua để trưng Tết.

vna_potal_quyt_hong_lai_vung_dong_thap_vao_vu_thu_hoach_phuc_vu_thi_truong_tet_2024_7217221.jpg
Vận chuyển quýt hồng Lai Vung đến nơi tiêu thụ. Ảnh: Nhựt An - TTXVN

Những ngày này, không khí thu hoạch quýt ở Lai Vung rất nhộn nhịp, hối hả. Để kịp cung ứng cho thị trường Tết, nhà vườn trồng quýt đã thuê thêm lao động. Nhờ đó, nhiều người dân ở địa phương có thêm việc làm và thu nhập trong vụ quýt Tết. Anh Nguyễn Tuấn Kiệt ngụ xã Long Hậu, huyện Lai Vung cho hay, bình thường anh làm nghề gia công cửa nhôm, cửa sắt. Vào những ngày cận Tết thì anh chuyển qua làm quýt với những việc như thu hoạch quýt, phân loại quả, đóng quýt vào thùng… trung bình mỗi ngày anh thu nhập 300.000 đồng.

Thời hoàng kim, huyện Lai Vung có hơn 1.000 ha trồng quýt hồng nhưng những năm qua, bệnh vàng lá, thối rễ tấn công đã làm thiệt hại lớn những vườn đang cho quả, làm giảm diện tích trồng loại cây đặc sản này. UBND huyện đã triển khai Đề án Bảo tồn vườn quýt hồng huyện Lai Vung. Khoảng 3 năm nay, một số nhà vườn ứng dụng sản xuất quýt hồng theo tiêu chuẩn hữu cơ, trong đó bổ sung nhiều loại phân hữu cơ truyền thống và giảm lượng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật. Do vậy, việc phục hồi của một số vườn quýt có tín hiệu tốt hơn.

Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lai Vung Huỳnh Minh Trí cho biết, ý thức của bà con nhà vườn được nâng lên trong việc sản xuất quýt hồng theo hướng bền vững, an toàn. Hiện nay, toàn huyện Lai Vung có hơn 220 ha canh tác cây quýt hồng.

Nhìn chung, quýt hồng Lai Vung có dấu hiệu phục hồi tốt nhưng năm nay, gặp bất lợi về thời tiết trong thời gian xử lý lấy quả lúc đầu vụ, một số vườn giảm năng suất. Tổng sản lượng của vụ quýt hồng cung cấp cho thị trường Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 ước đạt trên 4.000 tấn quả.

Nhựt An

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Xuân về Thài Khao

Xuân về Thài Khao

Không còn là mảnh đất khó khăn nhất của huyện Hàm Yên, thôn Thài Khao hôm nay đang thay đổi từng ngày, bừng lên sức sống mới khởi sắc và phát triển.

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn dự lễ đóng điện tại huyện Mường Ảng

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn dự lễ đóng điện tại huyện Mường Ảng

Sáng 22/1, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tham dự Lễ đóng điện Dự án cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia thuộc chương trình “Bừng sáng Điện Biên” tại bản Nặm Cứm, xã Ngối Cáy, huyện Mường Ảng; thăm, tặng quà Tết cho người dân huyện Mường Ảng và Tủa Chùa (tỉnh Điện Biên).

Tái thiết cuộc sống trên vùng đất hứng chịu thiên tai tỉnh Cao Bằng

Tái thiết cuộc sống trên vùng đất hứng chịu thiên tai tỉnh Cao Bằng

Sau cơn bão số 3, toàn tỉnh Cao Bằng có tới 57 người thiệt mạng, 19 người bị thương; 2.290 nhà bị thiệt hại, ảnh hưởng; 796 nhà có nguy cơ sạt lở phải di dời, hàng trăm gia đình mất nhà cửa, hoa màu, tài sản. Trong đau thương, truyền thống đoàn kết, lá lành đùm lá rách của dân tộc Việt Nam lại tỏa sáng như một phép nhiệm mầu, qua đó hàn gắn những nỗi đau, sự mất mát, tái sinh cuộc sống tươi đẹp, thắp lên hy vọng ở tương lai cho những vùng quê.

Yên Bái phấn đấu trước tháng 9/2025, không còn nhà dột nát

Yên Bái phấn đấu trước tháng 9/2025, không còn nhà dột nát

Chiều 21/1, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị tổng kết Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023-2024 và phát động xóa nhà tạm, dột nát năm 2025.

Phát huy hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia tại Lạng Sơn

Phát huy hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia tại Lạng Sơn

Ba Chương trình mục tiêu quốc gia đã phát huy hiệu quả, góp phần hoàn thiện hạ tầng kinh tế - xã hội khu vực nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, cải thiện điều kiện sống, thu nhập của người dân trên địa bàn... Đây là đánh giá tại Hội nghị tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2024, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025, do UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức chiều 21/1.

Tết vui với thầy, cô giáo vùng khó tỉnh Nghệ An

Tết vui với thầy, cô giáo vùng khó tỉnh Nghệ An

Tết Ất Tỵ năm nay đến sớm hơn với hơn 40.000 giáo viên trong toàn ngành giáo dục Nghệ An, bởi đây là năm đầu tiên họ chính thức được thưởng Tết. Nhiều món quà ân tình khác đã được gửi đến các giáo viên, nhân viên vùng khó khăn, đặc thù ở tỉnh.

Đắk Lắk tăng cường công tác bảo vệ rừng trong dịp Tết Nguyên đán

Đắk Lắk tăng cường công tác bảo vệ rừng trong dịp Tết Nguyên đán

Nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, UBND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu các địa phương, sở, ngành liên quan tăng cường biện pháp quản lý, bảo vệ, phát triển rừng thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán.

Ở nơi dân theo Đảng làm giàu

Ở nơi dân theo Đảng làm giàu

Suối Bu là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Văn Chấn (Yên Bái). Xã có 5 dân tộc sinh sống là Mông, Kinh, Tày, Thái, Gia Rai, trong đó dân tộc Mông chiếm 75% dân số.

Rộn ràng Tết quân - dân tại các địa phương

Rộn ràng Tết quân - dân tại các địa phương

Tết quân - dân tại các địa phương được tổ chức rộn ràng nhằm gắn kết lực lượng vũ trang và nhân dân; đồng thời lan tỏa thông điệp “Tết đến với mọi nhà”. Ngoài ra, chương trình “Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng” và “ Ngày hội Công nhân - Phiên chợ nghĩa tình” năm 2025 cũng được tổ chức nhằm hỗ trợ người lao động có hoàn cảnh khó khăn.

Thời tiết ngày 21/1/2025: Bắc Bộ và Trung Bộ có sương mù, trời rét

Thời tiết ngày 21/1/2025: Bắc Bộ và Trung Bộ có sương mù, trời rét

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 21/1, vùng biển phía Tây khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển phía Tây khu vực Trường Sa) gió mạnh cấp 6, giật cấp 7-8. Vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông và từ Khánh Hòa đến Bình Thuận gió mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8; biển động.

Cuộc sống mới ở Lũng Lỳ

Cuộc sống mới ở Lũng Lỳ

Trở lại Lũng Lỳ (xã Ca Thành, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng) những ngày đầu năm 2025, người dân nơi đây đang dần đứng dậy sau mất mát, đau thương. Những ngôi nhà mới đã hình thành, người dân lại tiếp tục cuộc sống bằng nỗ lực, vượt khó và khát vọng về một tương lai đẹp, bền vững hơn.

Yên Bái chăm lo Tết cho các gia đình chính sách, người dân vùng thiên tai

Yên Bái chăm lo Tết cho các gia đình chính sách, người dân vùng thiên tai

Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, tỉnh Yên Bái tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho trên 14.000 hộ nghèo, gia đình bị thiệt hại về người và nhà ở do bão số 3. Đây là hoạt động ý nghĩa nhằm chia sẻ khó khăn, động viên các gia đình vượt qua mất mát, chuẩn bị đón Tết đầm ấm.

Lâm Đồng phát triển thủy lợi nhỏ, chủ động chống hạn mùa khô 2025

Lâm Đồng phát triển thủy lợi nhỏ, chủ động chống hạn mùa khô 2025

Tỉnh Lâm Đồng bắt đầu triển khai Kế hoạch phòng, chống hạn, thiếu nước trên địa bàn tỉnh. Mục đích nhằm chủ động nắm bắt tình hình thời tiết để triển khai kịp thời các phương án ứng phó với hạn hán, thiếu nước; đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất và đời sống sinh hoạt của người dân trên địa bàn toàn tỉnh trong mùa khô năm 2025.

Dự án kè xử lý sạt lở đường Bích - Trụ thi công "ì ạch" ảnh hưởng cuộc sống người dân

Dự án kè xử lý sạt lở đường Bích - Trụ thi công "ì ạch" ảnh hưởng cuộc sống người dân

Dự án Kè xử lý sạt lở đường Bích - Trụ thuộc xã Hòa Bình, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình được triển khai thi công từ tháng 8/2023, dự kiến hoàn thành trong năm 2025. Tuy nhiên, quá trình thi công phát sinh một số vấn đề phải điều chỉnh, bổ sung thiết kế để đảm bảo an toàn. Hơn một năm nay, đoạn đường dài khoảng 3 km, người dân không thể đi lại gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, kinh tế của hơn 80 hộ dân các xóm Tiểu Khu, Bích Trụ.

Thời tiết ngày 20/1/2025: Miền Bắc rét đậm, miền Trung hửng nắng

Thời tiết ngày 20/1/2025: Miền Bắc rét đậm, miền Trung hửng nắng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, ngày 20/1, Thủ đô Hà Nội sáng sớm và đêm trời rét, ngày hửng nắng. Tại các khu vực khác ở miền Bắc, thời tiết tương tự với rét đậm vào đêm và sáng, một số nơi vùng núi có sương mù dày đặc, nhiệt độ giảm sâu, như Sa Pa (Lào Cai), Mẫu Sơn (Lạng Sơn) duy trì rét dưới 10 độ C.

Ấm áp “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” tại Chiềng Khương

Ấm áp “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” tại Chiềng Khương

Ngày 18 và 19/1, tại xã Chiềng Khương (huyện Sông Mã), Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, huyện Sông Mã cùng các cơ quan, đơn vị và nhà hảo tâm tổ chức Chương trình “Xuân biên phòng ấm lòng dân bản”.

Chương trình “Chủ nhật đỏ” tại Hà Tĩnh

Chương trình “Chủ nhật đỏ” tại Hà Tĩnh

Ngày 19/1, Tỉnh Đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh phối hợp Báo Tiền phong, Liên đoàn Lao động tỉnh, Hội Chữ Thập đỏ tỉnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh tổ chức chương trình “Chủ nhật đỏ” lần thứ 17 năm 2025.