Lễ hội Hang Bua ở huyện Quỳ Châu là một sinh hoạt văn hóa tâm linh của cộng đồng người Thái ở Tây Bắc tỉnh Nghệ An. Đây là Lễ hội gắn với những truyền thuyết về thuở lập bản, dựng mường trong tâm thức dân gian của đồng bào các dân tộc huyện Quỳ Châu.
Thầy Hà Cảnh Dinh (sinh năm 1993, dân tộc Thái), giáo viên, Tổng phụ trách Đội tại Trường Trung học cơ sở Hoàn Lãm (huyện Quỳ Châu) đã có nhiều cống hiến góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, mũi nhọn cho học sinh ở vùng khó. Mới đây, thầy Cảnh Dinh là một trong 60 nhà giáo tiêu biểu khác trên cả nước được Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam gặp gỡ, vinh danh.
Từ hàng trăm năm về trước, người Thái đã định cư nên đất này và lập nên mường của mình ở Chiềng Ngam, nay thuộc xã Châu Tiến và một phần của Châu Bính huyện Quỳ Châu. Ngoài văn hóa lúa nước đặc sắc, người Thái ở Chiềng Ngam trồng dâu, nuôi tằm, dệt thổ cẩm và lưu giữ văn hóa nhà sàn, tục uống rượu cần và những nét văn hóa khác khiến du khách về với đất này vẫn có những ấn tượng tốt đẹp.
Sau một ngày bị ngập trong mưa lũ, sáng 28/9, nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã bắt đầu dọn dẹp vệ sinh, thống kê thiệt hại và chuẩn bị các phương án để sớm ổn định việc dạy và học.
Nhằm sẻ chia, giúp đỡ người dân, học sinh địa bàn miền núi Nghệ An đón Tết Nguyên đán 2021 đầy đủ, ấm áp hơn, Tỉnh đoàn, Hội Liên hiệp thanh niên Nghệ An đã phát động chương trình “Xuân ấm áp - Tết sẻ chia 2021”. Chương trình đã có nhiều cách làm thể hiện được sự sáng tạo, sức trẻ, phát huy được tinh thần trách nhiệm đối với cuộc sống cộng đồng.
Nhằm tạo thuận lợi cho người dân mua bán cây đào phục vụ Tết nguyên đán năm 2021, tỉnh Nghệ An yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương, ngành kiểm lâm và các chủ rừng trên địa bàn tỉnh nghiêm túc thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn liên quan đến bảo vệ rừng và quản lý, truy xuất nguồn gốc cây đào do người dân trồng dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021.
Quỳ Châu là huyện miền núi phía Tây Bắc của tỉnh Nghệ An với 75% là đồng bào dân tộc Thái, đời sống kinh tế của người dân còn gặp nhiều khó khăn. Trong những năm qua, việc hỗ trợ sinh kế, triển khai các Chương trình hỗ trợ giảm nghèo bền vững cho người dân địa phương luôn được chính quyền địa phương các cấp của huyện Quỳ Châu đặc biệt quan tâm.
Ngày 25/10, tại huyện Quế Phong, lần đầu tiên diễn ra Hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An với cán bộ, người lao động trên địa bàn các huyện miền núi Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp. Hơn 200 đại biểu đại diện hàng ngàn cán bộ, người lao động trong ngành Giáo dục và Đào tạo các huyện miền núi trên tham dự hội nghị.
Các huyện miền núi tỉnh Nghệ An đã phát triển một số loại hình, sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách như: tham quan hệ sinh thái Vườn Quốc gia Pù Mát, thác Kèm (huyện Con Cuông); tham quan hệ sinh thái làng, bản xen lẫn các suối nước, ruộng bậc thang của người Thái, người Đan Lai ở các huyện Con Cuông, Quỳ Châu, Quế Phong; du lịch nghiên cứu và trải nghiệm văn hóa cộng đồng (lễ hội, trò chơi dân gian, âm nhạc, ẩm thực, nét sinh hoạt trong lao động và sản xuất) ở các huyện Con Cuông, Quỳ Châu, Anh Sơn; du lịch nghiên cứu khoa học quan sát và chụp ảnh động, thực vật…
Huyện miền núi, Quỳ Châu (Nghệ An) được thiên nhiên ưu đãi nhiều danh lam thắng cảnh như Hang Bua, Thẩm Ồm, núi Phá Xăng, thác Tạc Ngoi và thác Nậm Pông.
Vịt bầu Quỳ từ lâu được biết đến là sản vật số một ở miền Tây Nghệ An. Đây là giống thủy cầm có nguồn gốc sản sinh tại vùng đất Quỳ Châu, Quế Phong. Ngoài giá trị dinh dưỡng, vịt bầu Quỳ còn có nguồn gen quý hiếm. Xung quanh loài thủy cầm bản địa này còn tồn tại những câu chuyện về vịt "đẻ ra vàng" theo đúng nghĩa đen.
Nghệ An là tỉnh nằm ở vị trí trung tâm vùng Bắc Trung Bộ. Trong tỉnh hiện có trên 500.000 đồng bào các dân tộc thiểu số (gồm các dân tộc Thái, Thổ, Khơ Mú, Mông, Ơ Đu...) cùng sinh sống.