Do địa hình có độ dốc cao, sông suối chia cắt mạnh cùng với phong tục tập quán, nhiều khu dân cư của đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam nằm rải rác ở lưng chừng núi. Nhiều nơi nằm trong vùng “trước núi sau sông” hoặc “trước sông sau núi” nên thường xuyên đối mặt với nguy cơ sạt lở núi và lũ quét. Nhiều năm qua, cùng với đầu tư cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Quảng Nam đã nỗ lực ứng phó hiệu quả với thiên tai, ổn định cuộc sống lâu dài cho đồng bào.
Trong các dân tộc ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên duy chỉ có tộc người Bhơ Noong (nhóm địa phương thuộc dân tộc Gié-Triêng) cư trú tại huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam sử dụng tấm vải màu trắng, đen hoặc màu chàm bó quanh đôi chân giống như chiếc xà cạp của các dân tộc miền núi phía Bắc. Cách phục sức này đến nay vẫn còn phổ biến vì theo đồng bào đây cũng là cách để vừa làm đẹp vừa chống côn trùng cắn gây hại và bảo vệ cơ thể chống chọi với giá rét ở miền núi.
Ngày 20/9, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam tổ chức Hội thảo “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa Quảng Nam trong thời kỳ hội nhập và phát triển”. Hội thảo thu hút sự tham dự của hàng trăm nhà khoa học, nhà nghiên cứu văn hóa có uy tín đến từ nhiều trường đại học, viện nghiên cứu trong cả nước.
Sinh sống lâu đời trên dãy Trường Sơn, đồng bào Cơ Tu ở Tây Giang (Quảng Nam) vẫn gìn giữ những bản sắc văn hóa riêng. Trong tiến trình phát triển, cộng đồng Cơ Tu luôn sẵn sàng đón nhận những dân tộc anh em khác đến chung sống. Truyền thống gắn kết cộng đồng đã góp phần tích cực trong sự nghiệp phát triển chung của huyện biên giới này.
Những dấu ấn văn hóa trong đời sống đồng bào được gìn giữ theo những cách riêng, từ chính các nghệ nhân đang sở hữu… Và họ, cũng gặp không ít gian nan.
Trong lịch sử âm nhạc Việt Nam, cùng với trống đồng Đồng Sơn ở Bắc Bộ và đàn đá Tây Nguyên, trống đất có lẽ là một trong những nhạc cụ cổ xưa và độc đáo nhất. Nếu như trống đồng, trống bịt da có mặt sớm và còn được diễn tấu trong hiện tại thì trống đất chỉ còn được sử dụng hiếm hoi ở một số dân tộc như Mường, Sán Chay, Cor ở Việt Nam.
Ngày 8/8, tại làng lụa Hội An, Ủy ban nhân dân thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam và Công ty Cổ phần Tơ lụa Quảng Nam phối hợp tổ chức lễ khai mạc Festival Văn hóa tơ lụa, thổ cẩm Việt Nam - Thế giới lần thứ V năm 2019. Lễ hội mang đậm bản sắc nghề truyền thống Việt Nam.
Đồng bào dân tộc Cơ Tu vùng núi Quảng Nam, có nhiều món ăn dân gian độc đáo, trong đó có món thịt nướng, cơm nướng trong ống lồ ô được họ chế biến, phục vụ các lễ hội truyền thống và trong bữa ăn hằng ngày. Món thịt nướng ăn kèm với cơm lam, đã trở thành món ăn quen thuộckhông thể bỏ qua mà nó còn là một trong những đặc sản núi rừng nổi tiếng của người đồng bào dân tộc Cơ Tu.
Ngày 20/8, tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, đã diễn ra Diễn đàn phát triển dân tộc thiểu số năm 2018 với chủ đề “Sâm Ngọc Linh - Tiếp cận chuỗi giá trị trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số”. Diễn đàn do Ủy ban Dân tộc phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam, Cơ quan thường trú Liên hợp quốc, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam và các đối tác phát triển tổ chức.
Mỗi dịp Tết đến Xuân về, nhiều Đồn Biên phòng dọc tuyến biên giới Việt - Lào thuộc địa bàn tỉnh Quảng Nam lại tổ chức Ngày hội gói bánh chưng xanh. Đây đã trở thành nét đẹp văn hóa, thắt chặt tình quân dân nơi biên cương của Tổ quốc. Đồn Biên phòng Cửa khẩu Nam Giang là đơn vị thực hiện đều đặn, quy mô chương trình này trong nhiều năm qua.
Được vay gần 200 triệu đồng từ Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội huyện cộng với việc tích cực tham gia các lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, chị Lê Thị Hồng cùng chồng là Hồ Trường Sinh (dân tộc Co) ở thôn 3, xã Trà Giang, huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) đã sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, có hiệu quả, trở thành hộ giàu có trong làng.
Sáng 13/11, tại Nhà Quốc hội, đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội đã thân mật tiếp đoàn đại biểu Quốc hội qua các thời kỳ tỉnh Sơn La và Cà Mau nhân dịp Đoàn về thăm Thủ đô Hà Nội.