Hướng dẫn học sinh tham gia buổi sinh hoạt ngoại khóa, cô giáo Nguyễn Thị Nga, Trường Tiểu học Duy Phú chia sẻ: Ngoài việc chiêm ngưỡng hình ảnh trực quan của Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn, học sinh còn được các hướng dẫn viên bổ sung kiến thức về Khu Đền tháp Mỹ Sơn là công trình được xây dựng từ thế kỷ thứ 4 đến thế kỷ 13 với gần 70 công trình còn sót lại, là minh chứng tiêu biểu cho nền văn minh Chămpa từng tồn tại hưng thịnh trên dải đất miền Trung. Trường Tiểu học số 2 Duy Phú đã đưa chương trình giáo dục tình yêu di sản vào trường học. Nhà trường tổ chức sinh hoạt dưới cờ và tổ chức các cuộc thi để giúp học sinh nắm bắt được quá trình hình thành và phát triển của Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn.
Việc kiên trì đưa tình yêu di sản vào trường học của huyện Duy Xuyên đã và đang mang lại những kết quả đáng ghi nhận. Em Lê Nguyễn Kim Anh, học sinh Trường Tiểu học Duy Phú cho biết: Không chỉ được vào tham quan trong vùng di sản, hàng trăm bức ảnh và hiện vật quý được trưng bày, trong đó có những hình ảnh được lưu giữ hơn trăm năm qua, có những bức hình lần đầu tiên được công bố, giúp cho chúng em có sự hiểu biết nhất định về hành trình nỗ lực cứu vãn, bảo tồn di sản quý giá này. "Các buổi tham quan dã ngoại còn giúp chúng em ý thức được rằng, qua 20 năm trở thành Di sản Văn hóa thế giới, công tác bảo tồn được tiếp thêm luồng sinh khí mới với sự quan tâm nhiều hơn của Đảng, Nhà nước và sự giúp đỡ của bạn bè trên thế giới đã làm thay đổi diện mạo của Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn. Từ đó, chúng em trở thành những tuyên truyền viên tích cực đến với cộng đồng trong việc giữ gìn và phát huy giá trị của di sản", em Lê Nguyễn Kim Anh chia sẻ.
Ông Phan Hộ, Giám đốc Ban Quản lý Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn cho hay, công cuộc bảo tồn Mỹ Sơn là quá trình lâu dài, kể cả trước mắt và tương lai. Thế hệ tương lai là thế hệ hiện ở các trường học. Do đó, Ban Quản lý Di sản đưa chương trình tình yêu di sản vào trong trường học để giáo dục cho các em về bảo tồn di sản. Cũng thông qua đó, các em sẽ truyền đạt thông điệp về sự hiểu biết và tình yêu di sản đến cộng đồng. Trong hơn 40 năm sau ngày đất nước giải phóng và 20 năm Mỹ Sơn được UNESCO vinh danh di sản văn hóa của nhân loại, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự hỗ trợ cả về tài chính, nhân lực và công nghệ của các tổ chức quốc tế và các nước như Nhật Bản, Italia, Ấn Độ, Ba Lan… tỉnh Quảng Nam, chính quyền huyện Duy Xuyên, cộng đồng đã có nhiều đóng góp hết sức tích cực chung tay gìn giữ và bảo tồn di sản vô giá này cho thế hệ hôm nay và mai sau. Từ một vùng đất hoang vắng, một di tích bị bỏ quên trong suốt thời gian dài đổ nát của những bom đạn chiến tranh tàn phá, Mỹ Sơn đã bừng tỉnh, trở thành điểm sáng của công tác trùng tu, tôn tạo và thu hút khách du lịch.
Đưa tình yêu Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn vào trường học ở Duy Phú nói riêng và huyện Duy Xuyên nói chung đã đạt được những kết quả ngoài mong đợi. Bên cạnh các giá trị truyền thống về văn hóa phi vật thể, văn hóa truyền thống dân gian Chăm, cũng được quan tâm, gìn giữ đồng thời phục vụ du khách và đóng góp vào việc lan tỏa các giá trị văn hóa tinh thần của địa phương thông qua các sự kiện như lễ hội, sinh hoạt cộng đồng. Công tác bảo tồn cảnh quan di sản cũng được chú trọng. Nhiều héc ta rừng nguyên sinh được tái tạo phục hồi, hệ động thực vật được tập hợp, nghiên cứu, bảo tồn hiệu quả, gìn giữ trọn vẹn được 1.158ha rừng tự nhiên, không gian văn hóa Khu Di sản ngày một xanh hơn.
Đặc biệt, trên lĩnh vực quản lý di sản, Khu đền tháp Mỹ Sơn đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di sản thế giới tại Quyết định số 1915/QĐ-TTg ngày 30/12/2008 về Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích Mỹ Sơn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2008 - 2020, làm cơ sở để thực hiện cam kết với UNESCO trong việc bảo vệ tốt nhất giá trị nổi bật toàn cầu của di sản. Tỉnh Quảng Nam đã thực hiện nhiều giải pháp bảo tồn và phát huy nhằm gìn giữ phát triển bền vững nguồn tài nguyên quý giá này.
Việc kiên trì đưa tình yêu di sản vào trường học của huyện Duy Xuyên đã và đang mang lại những kết quả đáng ghi nhận. Em Lê Nguyễn Kim Anh, học sinh Trường Tiểu học Duy Phú cho biết: Không chỉ được vào tham quan trong vùng di sản, hàng trăm bức ảnh và hiện vật quý được trưng bày, trong đó có những hình ảnh được lưu giữ hơn trăm năm qua, có những bức hình lần đầu tiên được công bố, giúp cho chúng em có sự hiểu biết nhất định về hành trình nỗ lực cứu vãn, bảo tồn di sản quý giá này. "Các buổi tham quan dã ngoại còn giúp chúng em ý thức được rằng, qua 20 năm trở thành Di sản Văn hóa thế giới, công tác bảo tồn được tiếp thêm luồng sinh khí mới với sự quan tâm nhiều hơn của Đảng, Nhà nước và sự giúp đỡ của bạn bè trên thế giới đã làm thay đổi diện mạo của Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn. Từ đó, chúng em trở thành những tuyên truyền viên tích cực đến với cộng đồng trong việc giữ gìn và phát huy giá trị của di sản", em Lê Nguyễn Kim Anh chia sẻ.
Ông Phan Hộ, Giám đốc Ban Quản lý Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn cho hay, công cuộc bảo tồn Mỹ Sơn là quá trình lâu dài, kể cả trước mắt và tương lai. Thế hệ tương lai là thế hệ hiện ở các trường học. Do đó, Ban Quản lý Di sản đưa chương trình tình yêu di sản vào trong trường học để giáo dục cho các em về bảo tồn di sản. Cũng thông qua đó, các em sẽ truyền đạt thông điệp về sự hiểu biết và tình yêu di sản đến cộng đồng. Trong hơn 40 năm sau ngày đất nước giải phóng và 20 năm Mỹ Sơn được UNESCO vinh danh di sản văn hóa của nhân loại, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự hỗ trợ cả về tài chính, nhân lực và công nghệ của các tổ chức quốc tế và các nước như Nhật Bản, Italia, Ấn Độ, Ba Lan… tỉnh Quảng Nam, chính quyền huyện Duy Xuyên, cộng đồng đã có nhiều đóng góp hết sức tích cực chung tay gìn giữ và bảo tồn di sản vô giá này cho thế hệ hôm nay và mai sau. Từ một vùng đất hoang vắng, một di tích bị bỏ quên trong suốt thời gian dài đổ nát của những bom đạn chiến tranh tàn phá, Mỹ Sơn đã bừng tỉnh, trở thành điểm sáng của công tác trùng tu, tôn tạo và thu hút khách du lịch.
Đưa tình yêu Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn vào trường học ở Duy Phú nói riêng và huyện Duy Xuyên nói chung đã đạt được những kết quả ngoài mong đợi. Bên cạnh các giá trị truyền thống về văn hóa phi vật thể, văn hóa truyền thống dân gian Chăm, cũng được quan tâm, gìn giữ đồng thời phục vụ du khách và đóng góp vào việc lan tỏa các giá trị văn hóa tinh thần của địa phương thông qua các sự kiện như lễ hội, sinh hoạt cộng đồng. Công tác bảo tồn cảnh quan di sản cũng được chú trọng. Nhiều héc ta rừng nguyên sinh được tái tạo phục hồi, hệ động thực vật được tập hợp, nghiên cứu, bảo tồn hiệu quả, gìn giữ trọn vẹn được 1.158ha rừng tự nhiên, không gian văn hóa Khu Di sản ngày một xanh hơn.
Đặc biệt, trên lĩnh vực quản lý di sản, Khu đền tháp Mỹ Sơn đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di sản thế giới tại Quyết định số 1915/QĐ-TTg ngày 30/12/2008 về Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích Mỹ Sơn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2008 - 2020, làm cơ sở để thực hiện cam kết với UNESCO trong việc bảo vệ tốt nhất giá trị nổi bật toàn cầu của di sản. Tỉnh Quảng Nam đã thực hiện nhiều giải pháp bảo tồn và phát huy nhằm gìn giữ phát triển bền vững nguồn tài nguyên quý giá này.
Đoàn Hữu Trung