Vấn đề này được xem là thách thức vô cùng lớn, nhưng là nền tảng quan trọng để triển khai chiến lược quản lý tài nguyên nước trong tương lai.
Bài 2 (tiếp theo và hết): Giữ nước cho vùng đầu nguồn sông Cửu Long
Thách thức lớn
Dự án “Mô hình sinh kế dựa vào nước lũ nhằm hỗ trợ chiến lược trữ lũ cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long” được Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) đề xuất triển khai với ý tưởng dùng hình ảnh ẩn dụ “túi má khỉ” được sử dụng ở Thái Lan nhằm minh hoạ hình ảnh đất ngập nước là khu vực trữ lũ tạm thời.
Tại vùng phía trên Đồng bằng sông Cửu Long, hai “túi má khỉ” này được thể hiện ở hai vùng trữ lũ tự nhiên. Đó là, Đồng Tháp Mười ở phía đông của sông Tiền bao gồm một phần tỉnh Đồng Tháp, Long An,Tiền Giang và vùng Tứ Giác Long Xuyên nằm ở phía tây sông Hậu, bao gồm một phần tỉnh An Giang và Kiên Giang với tổng diện tích của hai vùng là 1,3 triệu ha.
Nhìn lại quá khứ, sau năm 1975, nhất là trong 15 năm trở lại đây, hai vùng ngập lũ nói trên đã trải qua nhiều sự cải tạo đáng kể của con người nhằm giải quyết nạn đói do thiếu hụt lương thực và nhằm tăng cường lúa vụ hai, vụ ba trong năm nên nhiều khu vực đê bao đã được xây dựng để ngăn chặn nước lũ. Các số liệu đánh giá từ năm 2000 đến năm 2011, trữ lượng lũ tổng cộng ở vùng thượng nguồn đồng bằng đã giảm đi phân nửa, từ hơn 9,2 tỷ m3 còn gần 4,7 tỷ m3.
Do vậy, trong giai đoạn đầu triển khai, mục tiêu của dự án là bảo tồn, khôi phục lại 6,7 triệu m3 trữ nước/năm. Trong tương lai, dự án sẽ được nhân rộng để khôi phục lại khoảng 4 tỷ m3 trữ lượng nước đã bị mất trong vòng một thập kỷ từ năm 2000 đến năm 2011 nói trên.
Cách làm của dự án sẽ tập trung vào việc đào tạo và hỗ trợ nông dân tại ba tỉnh Đồng Tháp, Long An, An Giang áp dụng mô hình sinh kế dựa vào lũ với ít rủi ro hơn nhưng đem lại nguồn tài chính ổn định, tạo sinh kế thay thế cho mô hình thâm canh lúa như hiện nay.
Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ sự khác biệt của “túi má khỉ” Việt Nam là cần phải triển khai ở một quy mô lớn hơn so với Thái Lan vì hai vùng này nằm trên dòng chính sông Mê Kông. Chính vì vậy, bất cứ khu vực trữ lũ mới nào được xác định cũng nằm trong diện tích đất nông nghiệp do nông dân sở hữu. Trong khi các khu đất ngập nước được bảo tồn ở Đồng bằng sông Cửu Long chỉ chiếm dưới 5% trên tổng diện tích toàn vùng do vậy tiềm năng trữ lũ của các khu này rất hạn chế.
Chính vấn đề “nằm trên diện tích đất nông nghiệp do nông dân sở hữu” sẽ là thách thức rất lớn cho dự án này khi triển khai, theo ông Koos Neefjes, chuyên gia tư vấn chính sách cao cấp về biến đổi khí hậu của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam, khái niệm “sống chung với lũ” áp dụng cho thượng nguồn Đồng bằng sông Cửu Long nhưng một số nông dân sử dụng đất có các lý do chính đáng để trồng lúa vụ ba đằng sau những con đê cao.
Vượt qua như thế nào
Vấn đề là làm sao để người nông dân ủng hộ các thiết kế của mô hình sinh kế dựa vào lũ ? Ngoài vấn đề ngành nông nghiệp hiện nay chưa có một công cụ hiệu quả để dự báo trong bối cảnh nguồn nước đổ về Đồng bằng sông Cửu Long thất thường thì trước khi có dự án này, thực tế các tỉnh đầu nguồn vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã xuất hiện nhiều mô hình sinh kế từ lũ được triển khai nhưng cũng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.
Theo đánh giá của tỉnh Đồng Tháp, một số mô hình sinh kế dựa vào nước lũ như lúa - tôm, lúa - cá tự nhiên, lúa - sen… có cơ hội rất lớn. Đó là người tiêu dùng, xã hội đang rất quan tâm đến các sản phẩm an toàn thực phẩm và có lợi nhuận cao hơn trồng lúa nhưng qua quá trình triển khai thì lại vướng mắc với vấn đề kết nối thị trường.
Còn theo đánh giá của Tổ chức IUCN, ngành nông nghiệp của các tỉnh đầu nguồn không có nhiều kinh nghiệm với các loại hình sinh kế dựa vào mùa lũ. Đa phần các loại hình sinh kế được tổ chức này ghi nhận đều là những sáng kiến của nông dân với quy mô nhỏ, chưa nhận được sự hỗ trợ chính thức của nhà nước.
Ông Koos Neefjes cho rằng, các yếu tố thành công trong vấn đề “sống chung với lũ lụt” cần giải quyết dựa trên cách tiếp cận mở và linh hoạt, tạo điều kiện cho người dân địa phương có các lựa chọn về sinh kế, phản ứng với thị trường theo các phương tiện sẵn có cho họ. Như vậy, vấn đề đặt ra là cần có giải pháp làm sao xây dựng được các mô hình sinh kế cùng tồn tại và các doanh nghiệp thương mại, chế biến cũng thích ứng với rủi ro lũ lụt.
Để hiện thực hóa ý tưởng nói trên, cần phải thấy rằng hiện nay nước ta đã có những sản phẩm chủ lực quốc gia, các địa phương cũng đang nỗ lực xây dựng các sản phẩm chủ lực của địa phương vậy thì những sản phẩm từ các mô hình sinh kế dựa vào lũ cũng cần được xem xét như là một sản phẩm từ tài nguyên bản địa.
Bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao cho rằng, càng tiếp cận sát thị trường thế giới, thì việc chọn gốc tài nguyên bản địa là hoàn toàn đúng. Bởi thế giới đang đề cao sản phẩm công nghiệp nhưng lại gần gũi với thiên nhiên, ít hóa chất và đây là xu hướng lâu dài.
Theo các chuyên gia, để thực hiện được yêu cầu này thì đòi hỏi “bàn tay kiến tạo” của nhà nước là vô cùng quan trọng nhằm để làm sao thu hút được nhiều doanh nghiệp tham gia, không chỉ là các doanh nghiệp thương mại, chế biến sản phẩm nông sản mà còn cả trong lĩnh vực du lịch.
Bài 2 (tiếp theo và hết): Giữ nước cho vùng đầu nguồn sông Cửu Long
Theo Chi cục Thủy lợi tỉnh Long An, từ đầu tháng 7/2018 đến nay, mực nước lũ đổ về mạnh với cường suất bình quân từ 3-5 cm/ngày/đêm, kết hợp với triều cường đã đe dọa hàng ngànn ha lúa ở các xã vùng trũng của các huyện vùng Đồng Tháp Mười, tỉnh Long An. Ảnh: Thanh Bình/TTXVN |
Thách thức lớn
Dự án “Mô hình sinh kế dựa vào nước lũ nhằm hỗ trợ chiến lược trữ lũ cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long” được Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) đề xuất triển khai với ý tưởng dùng hình ảnh ẩn dụ “túi má khỉ” được sử dụng ở Thái Lan nhằm minh hoạ hình ảnh đất ngập nước là khu vực trữ lũ tạm thời.
Tại vùng phía trên Đồng bằng sông Cửu Long, hai “túi má khỉ” này được thể hiện ở hai vùng trữ lũ tự nhiên. Đó là, Đồng Tháp Mười ở phía đông của sông Tiền bao gồm một phần tỉnh Đồng Tháp, Long An,Tiền Giang và vùng Tứ Giác Long Xuyên nằm ở phía tây sông Hậu, bao gồm một phần tỉnh An Giang và Kiên Giang với tổng diện tích của hai vùng là 1,3 triệu ha.
Nhìn lại quá khứ, sau năm 1975, nhất là trong 15 năm trở lại đây, hai vùng ngập lũ nói trên đã trải qua nhiều sự cải tạo đáng kể của con người nhằm giải quyết nạn đói do thiếu hụt lương thực và nhằm tăng cường lúa vụ hai, vụ ba trong năm nên nhiều khu vực đê bao đã được xây dựng để ngăn chặn nước lũ. Các số liệu đánh giá từ năm 2000 đến năm 2011, trữ lượng lũ tổng cộng ở vùng thượng nguồn đồng bằng đã giảm đi phân nửa, từ hơn 9,2 tỷ m3 còn gần 4,7 tỷ m3.
Do vậy, trong giai đoạn đầu triển khai, mục tiêu của dự án là bảo tồn, khôi phục lại 6,7 triệu m3 trữ nước/năm. Trong tương lai, dự án sẽ được nhân rộng để khôi phục lại khoảng 4 tỷ m3 trữ lượng nước đã bị mất trong vòng một thập kỷ từ năm 2000 đến năm 2011 nói trên.
Cách làm của dự án sẽ tập trung vào việc đào tạo và hỗ trợ nông dân tại ba tỉnh Đồng Tháp, Long An, An Giang áp dụng mô hình sinh kế dựa vào lũ với ít rủi ro hơn nhưng đem lại nguồn tài chính ổn định, tạo sinh kế thay thế cho mô hình thâm canh lúa như hiện nay.
Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ sự khác biệt của “túi má khỉ” Việt Nam là cần phải triển khai ở một quy mô lớn hơn so với Thái Lan vì hai vùng này nằm trên dòng chính sông Mê Kông. Chính vì vậy, bất cứ khu vực trữ lũ mới nào được xác định cũng nằm trong diện tích đất nông nghiệp do nông dân sở hữu. Trong khi các khu đất ngập nước được bảo tồn ở Đồng bằng sông Cửu Long chỉ chiếm dưới 5% trên tổng diện tích toàn vùng do vậy tiềm năng trữ lũ của các khu này rất hạn chế.
Chính vấn đề “nằm trên diện tích đất nông nghiệp do nông dân sở hữu” sẽ là thách thức rất lớn cho dự án này khi triển khai, theo ông Koos Neefjes, chuyên gia tư vấn chính sách cao cấp về biến đổi khí hậu của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam, khái niệm “sống chung với lũ” áp dụng cho thượng nguồn Đồng bằng sông Cửu Long nhưng một số nông dân sử dụng đất có các lý do chính đáng để trồng lúa vụ ba đằng sau những con đê cao.
Vượt qua như thế nào
Vấn đề là làm sao để người nông dân ủng hộ các thiết kế của mô hình sinh kế dựa vào lũ ? Ngoài vấn đề ngành nông nghiệp hiện nay chưa có một công cụ hiệu quả để dự báo trong bối cảnh nguồn nước đổ về Đồng bằng sông Cửu Long thất thường thì trước khi có dự án này, thực tế các tỉnh đầu nguồn vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã xuất hiện nhiều mô hình sinh kế từ lũ được triển khai nhưng cũng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.
Theo đánh giá của tỉnh Đồng Tháp, một số mô hình sinh kế dựa vào nước lũ như lúa - tôm, lúa - cá tự nhiên, lúa - sen… có cơ hội rất lớn. Đó là người tiêu dùng, xã hội đang rất quan tâm đến các sản phẩm an toàn thực phẩm và có lợi nhuận cao hơn trồng lúa nhưng qua quá trình triển khai thì lại vướng mắc với vấn đề kết nối thị trường.
Còn theo đánh giá của Tổ chức IUCN, ngành nông nghiệp của các tỉnh đầu nguồn không có nhiều kinh nghiệm với các loại hình sinh kế dựa vào mùa lũ. Đa phần các loại hình sinh kế được tổ chức này ghi nhận đều là những sáng kiến của nông dân với quy mô nhỏ, chưa nhận được sự hỗ trợ chính thức của nhà nước.
Ông Koos Neefjes cho rằng, các yếu tố thành công trong vấn đề “sống chung với lũ lụt” cần giải quyết dựa trên cách tiếp cận mở và linh hoạt, tạo điều kiện cho người dân địa phương có các lựa chọn về sinh kế, phản ứng với thị trường theo các phương tiện sẵn có cho họ. Như vậy, vấn đề đặt ra là cần có giải pháp làm sao xây dựng được các mô hình sinh kế cùng tồn tại và các doanh nghiệp thương mại, chế biến cũng thích ứng với rủi ro lũ lụt.
Để hiện thực hóa ý tưởng nói trên, cần phải thấy rằng hiện nay nước ta đã có những sản phẩm chủ lực quốc gia, các địa phương cũng đang nỗ lực xây dựng các sản phẩm chủ lực của địa phương vậy thì những sản phẩm từ các mô hình sinh kế dựa vào lũ cũng cần được xem xét như là một sản phẩm từ tài nguyên bản địa.
Bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao cho rằng, càng tiếp cận sát thị trường thế giới, thì việc chọn gốc tài nguyên bản địa là hoàn toàn đúng. Bởi thế giới đang đề cao sản phẩm công nghiệp nhưng lại gần gũi với thiên nhiên, ít hóa chất và đây là xu hướng lâu dài.
Theo các chuyên gia, để thực hiện được yêu cầu này thì đòi hỏi “bàn tay kiến tạo” của nhà nước là vô cùng quan trọng nhằm để làm sao thu hút được nhiều doanh nghiệp tham gia, không chỉ là các doanh nghiệp thương mại, chế biến sản phẩm nông sản mà còn cả trong lĩnh vực du lịch.
Anh Đức (TTXVN)
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN