Thầy cúng Ksor Lol và cộng sự dâng lễ vật và khấn Yàng mong những điều tốt đẹp nhất đến với dân làng. Ảnh: Hoài Nam – TTXVN |
Trước khi diễn ra lễ lớn, đồng bào J’rai ở Phú Thiện phải hoàn thành 3 lễ nhỏ. Nghi lễ cúng cầu mưa thường diễn ra vào giai đoạn cao điểm của mùa khô, thời điểm thường xảy ra hạn hán gay gắt, khốc liệt. Vì lẽ đó, cứ vào trung tuần tháng 4 hàng năm, bà con J’rai ở Phú Thiện lại rộn ràng chung tay chuẩn bị lễ vật để cúng cầu mưa.
Thầy cúng Ksor Lol và cộng sự dâng lễ vật và khấn Yàng mong những điều tốt đẹp nhất đến với dân làng. Ảnh: Hoài Nam – TTXVN |
Bước vào phần lễ, thầy cúng Ksor Lol và cộng sự dâng lễ vật và khấn Yàng mong những điều tốt đẹp nhất đến với dân làng. Thầy cúng Ksor Lol chia sẻ: "Mình được ông bà truyền dạy lại bài cúng cầu mưa này để cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa mạng bội thu đến với dân làng. Sau lễ cúng, bà con sẽ bước vào vụ mùa mới với tâm trạng vui vẻ, lạc quan và xây dựng cuộc sống no ấm, hạnh phúc. Để nghi lễ này tiếp tục được gìn giữ, mình đã truyền dạy lại cho 5 người trong làng".
Thầy cúng Ksor Lol và cộng sự dâng lễ vật và khấn Yàng mong những điều tốt đẹp nhất đến với dân làng. Ảnh: Hoài Nam – TTXVN |
Bước vào phần hội, các trai tráng trong làng, các đại biểu, du khách cùng nhau say men rượu ghè và sinh hoạt văn nghệ trong không gian cồng, chiêng rộn ràng, đầy màu sắc.
Người dân cùng tham gia vào Lễ cúng cầu mưa. Ảnh: Hoài Nam – TTXVN |
Ông Nguyễn Ngọc Ngô, Phó Chủ tịch huyện Phú Thiện cho biết: Sau khi được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia, địa phương cũng đã có phương án hàng năm phục dựng loại hình văn hóa tín ngưỡng dân gian đặc sắc này gắn với phát triển du lịch. Thông qua đó để gìn giữ, phát huy và bảo tồn những giá trị tín ngưỡng độc đáo của Lễ cúng cầu mưa mang đậm bản sắc của đồng bào dân tộc J’rai huyện Phú Thiện nói riêng và Tây Nguyên nói chung, góp phần làm phong phú thêm kho tàng văn hóa lễ hội các dân tộc Việt Nam…
Nguyễn Hoài Nam