Vịnh Lăng Cô nhìn từ trên cao. Ảnh: Đỗ Trưởng

Phú Lộc tiếp nối mạch nguồn cách mạng

Những ngày Tháng Tám mùa Thu lịch sử năm 1945, trong khí thế cách mạng sôi sục, người dân huyện Phú Lộc (Thừa Thiên - Huế) đã xuống đường tuần hành vũ trang, tuyên bố giải tán chính quyền bù nhìn, lập chính quyền cách mạng. Thắng lợi ở huyện Phú Lộc đã góp phần làm nên sự thành công của phong trào cách mạng ở thành phố Huế và các huyện còn lại. 75 năm sau, đến Phú Lộc, diện mạo kinh tế - xã hội hoàn toàn đổi thay, đời sống người dân không ngừng được cải thiện…
Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế trao học bổng cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập. Ảnh: Tường Vi - TTXVN

Trao 420 suất học bổng "Vì em hiếu học" cho học sinh vùng dân tộc thiểu số, miền núi và có hoàn cảnh khó khăn ở Thừa Thiên - Huế

Ngày 20/9, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên – Huế, Viettel Thừa Thiên - Huế phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội Khuyến học tỉnh tổ chức Lễ trao học bổng "Vì em hiếu học" năm học 2023-2024 cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.
Ngập lụt và sạt lở nặng ở một số địa phương tại Thừa Thiên - Huế

Ngập lụt và sạt lở nặng ở một số địa phương tại Thừa Thiên - Huế

Do ảnh hưởng kết hợp của không khí lạnh với rìa phía Bắc dải hội tụ nhiệt đới có trục qua Nam Trung Bộ và nhiễu động trong đới gió Đông trên cao, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã có mưa to và rất to từ ngày 27-28/10. Lượng mưa tại các huyện A Lưới, Nam Đông, Phú Lộc phổ biến 150-250mm, một số nơi cao hơn như huyện Nam Đông 300mm và Bạch Mã (huyện Phú Lộc) 440mm. Mưa lớn kéo dài đã khiến nhiều địa phương bị ngập lụt và sạt lở đất.
Khuyến cáo người dân không nên tin "thần y" chữa bách bệnh ở Lạng Sơn

Khuyến cáo người dân không nên tin "thần y" chữa bách bệnh ở Lạng Sơn

Thời gian gần đây, nhiều người trên địa bàn thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn, và vùng phụ cận đổ về căn nhà ba tầng nằm cuối đường Lương Văn Can, thuộc khu đô thị Phú Lộc III, phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn, để được một người đàn ông tự xưng là “thần y" chữa bách bệnh bằng hình thức xoa bóp và bấm huyệt. Cơ quan chuyên môn y tế tỉnh Lạng Sơn khuyến cáo người dân không nên tin vào việc làm này.
Ngọt ngon vị dâu xứ Truồi

Ngọt ngon vị dâu xứ Truồi

Xứ Truồi mít ngọt thơm dâu/Ai đi đến đó lòng không muốn về. Xứ Truồi thuộc huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế, là tên chung để chỉ cho tổ hợp các địa danh như núi Truồi, sông Truồi, làng Truồi, hồ Truồi. Trong đó, sông Truồi là con sông lớn thứ hai của thành phố Huế, sau sông Hương. Sông Truồi chảy từ nguồn ra biển và cung cấp nước tạo thành hồ Truồi. Làng trải dài hai bên sông Truồi, nên người ta gọi là làng Truồi. Nhờ phù sa bồi đắp nên dâu Truồi ở đây thơm ngon nức tiếng khắp nơi.
Ngập lụt diện rộng, nhiều tuyến giao thông bị chia cắt tại Thừa Thiên - Huế

Ngập lụt diện rộng, nhiều tuyến giao thông bị chia cắt tại Thừa Thiên - Huế

Sáng 6/11, mực nước sông Hương tại Kim Long thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế đạt 3,64 m, trên báo động 3 là 0,14 m; sông Bồ tại Phú Ốc đạt 4,41 m, dưới báo động 3 là 0,09 m; các sông Ô Lâu tại Phong Bình và sông Truồi tại Cầu Truồi lần lượt là 2,5 m - 2,83 m, dao động ở mức báo động 3. Mực nước trên các sông sau khi đạt đỉnh vào tối 5/11, hiện đang xuống chậm và dao động ở mức cao do triều cường ở phía hạ du (cao từ 0,5-0,7m), mặc dù đập ngăn mặn Thảo Long trên sông Hương đã mở hết 15/15 cửa; đập Cửa Lác trên sông Bồ mở toàn bộ 70/70 cửa để thoát lũ.
Thừa Thiên - Huế: Nước sông Hương vượt báo động 3, nhiều vùng ngập lụt

Thừa Thiên - Huế: Nước sông Hương vượt báo động 3, nhiều vùng ngập lụt

Do ảnh hưởng của không khí lạnh có cường độ mạnh kết hợp với hoàn lưu của cơn bão số 12 và nhiễu động trong đới gió đông trên cao hoạt động mạnh nên từ chiều ngày 3-5/11 ở Thừa Thiên - Huế đã có mưa rất to trên diện rộng. Lượng mưa đo được từ 19h ngày 3/11 đến 4h ngày 5/11 ở vùng núi phổ biến từ 500-600mm; có nơi như Khe Tre và Bạch Mã (huyện Nam Đông) lần lượt là 626mm và 13497mm; vùng đồng bằng phổ biến 150-200mm. Hiện nay, lũ trên các sông ở Thừa Thiên - Huế đang lên rất nhanh.