Tại hội thảo, ông Jani Harkki, đại diện Diễn đàn nước Phần Lan cho biết: Phần Lan có hệ thống xử lý, vận hành nước đạt tiêu chuẩn thế giới và sẽ duy trì hệ thống này trong tương lai. Chất lượng nước phụ thuộc vào nguồn nước tiếp nhận, vì vậy ngành cấp nước Phần Lan trung tập theo dõi các hiện tượng lũ lụt, băng tan, hoạt động khai thác khoáng sản và những hiện tượng bất thường xảy ra trong nguồn nước như xuất hiện vi khuẩn Ecoli, hóa chất độc hại hoặc một thành tố của phân bón hóa học. Nếu nguồn nước có vấn đề, các chuyên gia, nhà khoa học sẽ tập trung điều tra và xử lý nhằm ngăn chặn bùng phát dịch bệnh từ nguồn nước. Thông tin nước sạch được cung cấp đến người dân trong khu vực. Các kiểm soát viên nguồn nước thực hiện kiểm tra, giám sát hàng năm nhằm đảm bảo an toàn nguồn nước.
Malaysia là một trong những quốc gia thực hiện hiệu quả công tác xã hội hóa lĩnh vực cấp nước. Chia sẻ về giải pháp thực hiện, ông Ybhg. Datuk Ir. Abdul Kadir Mohd Din - Chủ tịch Hội nước Malaysia cho biết: Trong quá trình xã hội hóa ngành nước, Nhà nước Malaysia đưa ra đường lối, chính sách, Hội nước Malaysia là cầu nối giữa doanh nghiệp thực hiện và Nhà nước, đảm bảo quyền lợi của các bên cũng như nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân. Các doanh nghiệp tham gia trong quá trình xã hội hóa phải đưa ra kế hoạch thực hiện trong 30 năm về nguồn nước, chỉ tiêu, chất lượng nước và sẽ được kiểm tra 3 năm/lần nhằm đảm bảo chất lượng nguồn nước, nguồn nước dự trữ trong tương lai. Công tác quản lý cấp nước được thực hiện chặt chẽ, trong đó nhà nước lập riêng một công ty chuyên kiểm tra, giám sát việc cấp nước sạch.
Ứng dụng công nghệ thông minh vào quản lý ngành nước là một trong những thành công của Singapore trong thời gian qua. Về giải pháp này, Tiến sĩ Pang Chee Meng - Hội nước Singapore cho biết: Singapore đã xây dựng hệ thống tự động thu nhận nguồn nước, thiết lập hệ thống thông minh cung cấp nước cho người dân, trong đó có các cảm biến theo dõi áp lực nguồn nước trong hệ thống đường ống nước và bồn chứa. Thông tin về nguồn nước được cung cấp trực tiếp cho khách hàng, hỗ trợ người dùng dò tìm rò rỉ nước trong hộ gia đình, hệ thống đo khối lượng nước tự động lắp đặt tại nhà và gửi thông tin đến cơ quan quản lý. Ngành nước cũng đã lắp đặt 300.000 vòi tắm tiết kiệm nước, đang thử nghiệm ở một số khu vực, trong tương lai sẽ triển khai rộng rãi trên cả nước.
Ông Cao Lại Quang - Chủ tịch Hội cấp thoát nước Việt Nam cho biết: Đối với ngành cấp nước Việt Nam hiện nay, sự chia sẻ về giải pháp, kinh nghiệm thực hiện của các nước là những bài học quý giá. Hội cấp thoát nước Việt Nam dựa trên những giải pháp hiệu quả này kiến nghị đến cơ quan chức năng nhằm áp dụng trong tương lai, hướng tới mục tiêu nước uống tại vòi, tái sử dụng nước thải, đảm bảo chất lượng nước, an ninh nguồn nước và phát triển bền vững.
Malaysia là một trong những quốc gia thực hiện hiệu quả công tác xã hội hóa lĩnh vực cấp nước. Chia sẻ về giải pháp thực hiện, ông Ybhg. Datuk Ir. Abdul Kadir Mohd Din - Chủ tịch Hội nước Malaysia cho biết: Trong quá trình xã hội hóa ngành nước, Nhà nước Malaysia đưa ra đường lối, chính sách, Hội nước Malaysia là cầu nối giữa doanh nghiệp thực hiện và Nhà nước, đảm bảo quyền lợi của các bên cũng như nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân. Các doanh nghiệp tham gia trong quá trình xã hội hóa phải đưa ra kế hoạch thực hiện trong 30 năm về nguồn nước, chỉ tiêu, chất lượng nước và sẽ được kiểm tra 3 năm/lần nhằm đảm bảo chất lượng nguồn nước, nguồn nước dự trữ trong tương lai. Công tác quản lý cấp nước được thực hiện chặt chẽ, trong đó nhà nước lập riêng một công ty chuyên kiểm tra, giám sát việc cấp nước sạch.
Ứng dụng công nghệ thông minh vào quản lý ngành nước là một trong những thành công của Singapore trong thời gian qua. Về giải pháp này, Tiến sĩ Pang Chee Meng - Hội nước Singapore cho biết: Singapore đã xây dựng hệ thống tự động thu nhận nguồn nước, thiết lập hệ thống thông minh cung cấp nước cho người dân, trong đó có các cảm biến theo dõi áp lực nguồn nước trong hệ thống đường ống nước và bồn chứa. Thông tin về nguồn nước được cung cấp trực tiếp cho khách hàng, hỗ trợ người dùng dò tìm rò rỉ nước trong hộ gia đình, hệ thống đo khối lượng nước tự động lắp đặt tại nhà và gửi thông tin đến cơ quan quản lý. Ngành nước cũng đã lắp đặt 300.000 vòi tắm tiết kiệm nước, đang thử nghiệm ở một số khu vực, trong tương lai sẽ triển khai rộng rãi trên cả nước.
Ông Cao Lại Quang - Chủ tịch Hội cấp thoát nước Việt Nam cho biết: Đối với ngành cấp nước Việt Nam hiện nay, sự chia sẻ về giải pháp, kinh nghiệm thực hiện của các nước là những bài học quý giá. Hội cấp thoát nước Việt Nam dựa trên những giải pháp hiệu quả này kiến nghị đến cơ quan chức năng nhằm áp dụng trong tương lai, hướng tới mục tiêu nước uống tại vòi, tái sử dụng nước thải, đảm bảo chất lượng nước, an ninh nguồn nước và phát triển bền vững.
Nguyễn Xuân Dự