Diện tích trồng chuối hàng hóa của Lào Cai hiện đã giảm tới gần 1/3 so với cùng kỳ năm trước. Không chỉ chuối, các cây trồng chủ lực khác của tỉnh Lào Cai như cây dứa, cây ăn quả ôn đới cũng gặp không ít khó khăn, đặc biệt trong liên kết, tiêu thụ sản phẩm.
Thực hiện các chính sách, pháp luật về khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, thời gian qua, tỉnh Sơn La đã tập trung nghiên cứu, nhân rộng các đề tài, dự án ứng dụng khoa học, công nghệ trong phát triển cây trồng. Từ đó, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần cải thiện đời sống đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi ở Sơn La.
Thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng thích ứng biến đổi khí hậu, nông dân vùng nhiễm mặn huyện cù lao Tân Phú Đông nằm hạ lưu sông Tiền, tỉnh Tiền Giang đã chuyển đổi gần 500 ha đất trồng lúa một vụ sang trồng rau màu và cây ăn trái đặc sản. Riêng cây sả - một loại màu chịu hạn mặn, thích hợp thổ nhưỡng địa phương, đạt gần 360 ha, còn lại là mãng cầu xiêm. Đây vốn là những cây trồng chủ lực, chịu hạn mặn cho năng suất, sản lượng cao và được thị trường tiêu thụ rất ưa chuộng.