Theo đó, tỉnh Nghệ An xây dựng cơ chế hợp tác liên ngành nhằm bảo vệ, duy trì và phát triển các dịch vụ hệ sinh thái; tập trung các giải pháp thiết lập hoàn chỉnh bộ máy quản lý Khu Dự trữ sinh quyển; hoàn thiện hệ thống chính sách liên quan; trong đó có chính sách về sử dụng đất rừng, về bảo tồn đa dạng sinh học và mục tiêu phát triển kinh tế, sinh kế hộ gia đình. Ngoài ra tỉnh cũng sẽ xây dựng quy hoạch cho Khu Dự trữ sinh quyển, hình thành hành lang đa dạng sinh học...
Khu Dự trữ sinh quyền miền Tây Nghệ An là Khu Dự trữ sinh quyển có diện tích lớn nhất Việt Nam với tổng diện tích 1.299.795 ha, được coi là hành lang xanh nối kết 3 vùng lõi gồm: Vườn Quốc gia Pù Mát, Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống và Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt.
Sự ra đời của Khu Dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An đã mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng và các địa phương trong vùng, nổi lên đó là nhiều chương trình, dự án về bảo tồn, nghiên cứu khoa học, phát triển sinh kế bền vững, giáo dục môi trường được thực hiện; các giá trị, đặc trưng văn hóa của cộng đồng các dân tộc khu vực miền Tây Nghệ An được gìn giữ, phục hồi và phát huy. Nhiều công trình di tích lịch sử văn hóa vật thể và phi vật thể được tu bổ và phát triển trở lại theo hình thức xã hội hoá với sự tham gia chủ đạo của người dân và doanh nghiệp.
Mặt khác, thông qua việc thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng; trong đó, chiếm phần lớn diện tích thuộc các huyện trong phạm vi Khu Dự trữ sinh quyền đang góp phần tạo điều kiện cho nhiều hộ dân phát triển kinh tế và có nguồn vốn tái đầu tư vào trồng rừng; độ che phủ rừng tăng lên. Tình trạng vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ, phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng giảm dần.
Hiện nay cùng với các giải pháp nhằm phát triển bền vững, hiệu quả Khu Dữ trữ sinh quyển, tỉnh Nghệ An cũng đang đề nghị các cơ quan chức năng ở Trung ương và các tổ chức quốc tế đẩy mạnh các hoạt động tạo ra các diễn đàn, mạng lưới các Khu Dự trữ sinh quyển ở Việt Nam nhằm tăng cường học tập và hỗ trợ giữa các Khu Dự trữ sinh quyền, thúc đẩy hợp tác giữa mạng lưới các Khu Dự trữ sinh quyển với hệ thống các khu bảo tồn, di sản khác trong nước và quốc tế. Mặt khác, hỗ trợ tỉnh Nghệ An kêu gọi, thu hút đầu tư dự án Bảo tồn và Phát triển Khu Dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An.
Khu Dự trữ sinh quyền miền Tây Nghệ An là Khu Dự trữ sinh quyển có diện tích lớn nhất Việt Nam với tổng diện tích 1.299.795 ha, được coi là hành lang xanh nối kết 3 vùng lõi gồm: Vườn Quốc gia Pù Mát, Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống và Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt.
Sự ra đời của Khu Dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An đã mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng và các địa phương trong vùng, nổi lên đó là nhiều chương trình, dự án về bảo tồn, nghiên cứu khoa học, phát triển sinh kế bền vững, giáo dục môi trường được thực hiện; các giá trị, đặc trưng văn hóa của cộng đồng các dân tộc khu vực miền Tây Nghệ An được gìn giữ, phục hồi và phát huy. Nhiều công trình di tích lịch sử văn hóa vật thể và phi vật thể được tu bổ và phát triển trở lại theo hình thức xã hội hoá với sự tham gia chủ đạo của người dân và doanh nghiệp.
Mặt khác, thông qua việc thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng; trong đó, chiếm phần lớn diện tích thuộc các huyện trong phạm vi Khu Dự trữ sinh quyền đang góp phần tạo điều kiện cho nhiều hộ dân phát triển kinh tế và có nguồn vốn tái đầu tư vào trồng rừng; độ che phủ rừng tăng lên. Tình trạng vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ, phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng giảm dần.
Hiện nay cùng với các giải pháp nhằm phát triển bền vững, hiệu quả Khu Dữ trữ sinh quyển, tỉnh Nghệ An cũng đang đề nghị các cơ quan chức năng ở Trung ương và các tổ chức quốc tế đẩy mạnh các hoạt động tạo ra các diễn đàn, mạng lưới các Khu Dự trữ sinh quyển ở Việt Nam nhằm tăng cường học tập và hỗ trợ giữa các Khu Dự trữ sinh quyền, thúc đẩy hợp tác giữa mạng lưới các Khu Dự trữ sinh quyển với hệ thống các khu bảo tồn, di sản khác trong nước và quốc tế. Mặt khác, hỗ trợ tỉnh Nghệ An kêu gọi, thu hút đầu tư dự án Bảo tồn và Phát triển Khu Dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An.
Nguyễn Văn Nhật