Để hoạt động hiệu quả, các vườn ươm mong muốn nhà nước tạo thêm chính sách hỗ trợ, đồng thời các vườn ươm từng bước chủ động đổi mới để hoạt động hiệu quả hơn.
Bài 2 và hết: Tìm hướng đi mới
Lấy khởi nghiệp làm nền tảng
Theo bà Phan Quý Trúc (Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh), nhà nước cần đầu tư cho hoạt động khởi nghiệp sáng tạo với nguồn tài chính hỗ trợ lâu dài và ổn định cho các cơ sở ươm tạo như xây dựng nguồn Quỹ hỗ trợ ươm tạo; đầu tư một số trung tâm ươm tạo quan trọng, tránh dàn trải. Bên cạnh đó, kết nối hệ sinh thái khởi nghiệp, giới thiệu các kết quả nghiên cứu, đề tài tiền khả thi để thương mại hóa thông qua hoạt động của các cơ sở ươm tạo.
Điển hình cho hoạt động thúc đẩy khởi nghiệp trong vườn ươm là Dự án khởi nghiệp từ kết quả đề tài “Chiết xuất Nano Curcumin” của Trung tâm R&D Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh. Dự án được Công ty Cổ phần phát triển công nghệ Viotek thực hiện với sản phẩm Nacur Vital bảo vệ sức khỏe, có làm lượng nano curcumin 10%, sản xuất theo phương pháp topdown, nghiền không phải qua nhiều công đoạn, tránh nhiễm khuẩn cao. Hiện mỗi tháng có khoảng 2.000 chai được sản xuất tại xưởng và trong tương lai gần khi đầu tư thêm máy móc sẽ đạt 20.000 chai/tháng.
Tuy nhiên, những doanh nghiệp khởi nghiệp trong vườn ươm thành công như Viotek chưa phải nhiều. Dù đã có những hỗ trợ, nhưng cơ sở vật chất cơ sở ươm tạo chưa đáp ứng đủ nhu cầu các doanh nghiệp khởi nghiệp, nhất là thuộc các lĩnh vực cơ khí, tự động hóa, công nghệ cao và nông nghiệp công nghệ cao.
Ông Ngô Cự Mạnh, Nhà sáng lập Công ty Giao Thoa Tech chia sẻ, hiện doanh nghiệp vẫn đang được ươm tạo trong Vườn ươm Khu Công nghệ cao với những hỗ trợ ban đầu, đã hình thành và phát triển sản phẩm. Tuy nhiên, do đặc thù lĩnh vực công nghệ cao – cơ khí, nên Công ty vẫn gặp khá nhiều khó khăn ở đầu ra, tìm thị trường cho sản phẩm. Hi vọng nhà nước sẽ có thêm cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp nhằm phát triển thị trường sau khi ươm tạo.
Trong một năm trở lại đây, nhận thấy xu thế khi trào lưu khởi nghiệp đang lớn mạnh trong cả nước, một số vườn ươm nhận thấy cần phải thay đổi mô hình để phát triển, dù vẫn mong chờ những chính sách, hỗ trợ từ nhà nước. Theo ông Mai Thanh Phong, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh, nhà nước cần hỗ trợ chiến lược về chính sách, khung pháp lý để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các cơ sở ươm tạo hoạt động, tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà khởi nghiệp (như ưu đãi về thuế, thủ tục hành chính, quỹ hỗ trợ…) hình thành được hệ sinh thái khởi nghiệp.
Theo bà Phan Quý Trúc, việc tạo dựng một môi trường với những hỗ trợ giúp doanh nghiệp giảm thiểu một phần rủi ro trong giai đoạn đầu phát triển là rất cấn thiết, nhất là với doanh nghiệp trẻ. Việc giảm một phần rủi ro và chi phí đầu tư là một trong những nguyên nhân chính thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp tham gia vào vườn ươm. Thực tế hiện nay, các cơ sở ươm tạo tư nhân cho kết quả khá tốt với trên 60% doanh nghiệp tốt nghiệp, cao hơn nhiều so với vườn ươm công lập.
Cùng quan điểm này, ông Mai Thanh Phong cho rằng, vườn ươm công lập có những hạn chế cố hữu không chỉ ở Việt Nam, nên cần tư nhân hóa theo hợp tác công tư. Chính vì vậy, Vườn ươm Doanh nghiệp Công nghệ Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định chuyển đổi sang mô hình hợp tác công – tư. Để làm được như vậy, phải đi tìm đối tác thật phù hợp, có đủ năng lực (chuyên môn, tài chính) để cùng hợp tác.
Xây dựng mô hình hợp tác công - tư
Tiến sĩ Nguyễn Hải An, Giám đốc Trung tâm ươm tạo Doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, mô hình hoạt động của các cơ sở ươm tạo chưa phát triển theo hướng kinh doanh, chủ yếu chỉ cung cấp các dịch vụ và hỗ trợ hoàn toàn miễn phí cho doanh nghiệp. Việc huy động nguồn tài trợ cho hình thành và hoạt động gặp nhiều khó khăn và hạn chế.
Theo đánh giá của các vườn ươm, cung ứng các dịch vụ ươm tạo doanh nghiệp là một dạng dịch vụ công đặc biệt, có ảnh hưởng sâu rộng tới sự phát triển khu vực doanh nghiệp và phát triển công nghệ; do đó vai trò nhà nước trong tổ chức xây dựng, tài trợ vốn hoạt động là rất quan trọng trong giai đoạn đầu phát triển của cơ sở ươm tạo. Tuy nhiên, cần đổi mới mô hình tổ chức và pháp lý của vườn ươm, cho phép vườn ươm tự chủ và linh hoạt trong triển khai các dịch vụ, kinh doanh.
Hiện nay, một số quốc gia như Brazil, Nam Phi, Ấn Độ, Thái Lan, Phần Lan… đã thúc đẩy cơ chế quản trị nhằm khuyến khích mô hình vườn ươm công - tư; Israel đã lựa chọn biện pháp tư nhân hóa các vườn ươm công lập, thu hút thực thể tài chính tư nhân. Điều này đã cho tỉ lệ thành công cao hơn trong việc gây quỹ cho các dự án cả trong quá trình ươm tạo và sau khi tốt nghiệp.
Từ kinh nghiệm nghiên cứu, ông Mai Thanh Phong cho rằng, vai trò chủ đạo của nhà nước là phát triển hạ tầng kỹ thuật, khung chính sách, hỗ trợ tài chính ban đầu và hỗ trợ quá trình sáng tạo mang tính mạo hiểm. Việc thiết lập mô hình vườn ươm công - tư có thể nâng cao đáng kể hiệu quả hoạt động của vườn ươm. Vườn ươm công – tư thường được thiết lập theo phong cách và văn hóa của các tập đoàn, bầu ra ban quản trị và chỉ định người quản lý.
Cùng quan điểm nay, theo Tiến sĩ Nguyễn Hải An, vai trò của nhà nước trong đứng ra tổ chức, chỉ đạo tài trợ như là nguồn “đầu tư mồi” trong giai đoạn đầu phải coi là đòi hỏi tất yếu. Song việc duy trì và phát triển về lâu dài phải được xã hội hóa bằng cách huy động tất cả các nguồn lực, khuyến khích các nguồn lực trong nước (địa phương, doanh nghiệp) và nguồn lực nước ngoài (các nguồn tài trợ như ODA, doanh nghiệp nước ngoài, kiều bào) trong việc thành lập, góp vốn và vận hành cơ sở ươm tạo.
Từ mô hình nghiên cứu này, vừa qua, Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Công nghệ Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định chuyển đổi sang mô hình hợp tác công - tư. Từ sự hợp tác đó, Trung tâm đã nâng cấp được 600m2 không gian sử dụng cho doanh nghiệp. Kế hoạch đến hết năm nay sẽ nâng cấp hoàn hiện lên khoảng 3.000m2, đây sẽ là không gian lớn nhất của khu vực phía Nam.
Qua 2 tháng đi vào vận hành, ông Mai Thanh Phong đánh giá, đã có những hiệu quả nhất định, khi đây là không gian làm việc được nâng cấp hơn rất nhiều về mặt chất lượng, kể cả môi trường, không khí hiện đại hơn, năng lực vận hành tốt hơn. Sau khi hợp tác công tư, hai bên đã phát huy thế mạnh của mình, thế mạnh của trường là đào tạo, hỗ trợ về mặt chuyên môn (công nghệ, kỹ thuật), trong khi việc vận hành đã có những người bên công ty chuyên nghiệp làm.
“Trước đây vườn ươm chỉ ươm tạo tối đa cùng lúc là khoảng 10 doanh nghiệp, nhưng bây giờ có thể mở rộng nhiều lần. Nếu không có đối tác cùng làm thì chắc chắn vườn ương không thể thực hiện được việc này”, ông Mai Thanh Phong chia sẻ.
Xây dựng mô hình phù hợp cho các vườn ươm trong giai đoạn mới là rất cần thiết, nhất là trào lưu khởi nghiệp về công nghệ cùng với xu hướng hợp tác công – tư đang phát triển mạnh mẽ; trong đó cơ chế chính sách cần tạo điều kiện huy động các nguồn lực tham gia vào phát triển các vườn ươm hiệu quả nhất./.
Bài 2 và hết: Tìm hướng đi mới
|
Lấy khởi nghiệp làm nền tảng
Theo bà Phan Quý Trúc (Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh), nhà nước cần đầu tư cho hoạt động khởi nghiệp sáng tạo với nguồn tài chính hỗ trợ lâu dài và ổn định cho các cơ sở ươm tạo như xây dựng nguồn Quỹ hỗ trợ ươm tạo; đầu tư một số trung tâm ươm tạo quan trọng, tránh dàn trải. Bên cạnh đó, kết nối hệ sinh thái khởi nghiệp, giới thiệu các kết quả nghiên cứu, đề tài tiền khả thi để thương mại hóa thông qua hoạt động của các cơ sở ươm tạo.
Điển hình cho hoạt động thúc đẩy khởi nghiệp trong vườn ươm là Dự án khởi nghiệp từ kết quả đề tài “Chiết xuất Nano Curcumin” của Trung tâm R&D Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh. Dự án được Công ty Cổ phần phát triển công nghệ Viotek thực hiện với sản phẩm Nacur Vital bảo vệ sức khỏe, có làm lượng nano curcumin 10%, sản xuất theo phương pháp topdown, nghiền không phải qua nhiều công đoạn, tránh nhiễm khuẩn cao. Hiện mỗi tháng có khoảng 2.000 chai được sản xuất tại xưởng và trong tương lai gần khi đầu tư thêm máy móc sẽ đạt 20.000 chai/tháng.
Tuy nhiên, những doanh nghiệp khởi nghiệp trong vườn ươm thành công như Viotek chưa phải nhiều. Dù đã có những hỗ trợ, nhưng cơ sở vật chất cơ sở ươm tạo chưa đáp ứng đủ nhu cầu các doanh nghiệp khởi nghiệp, nhất là thuộc các lĩnh vực cơ khí, tự động hóa, công nghệ cao và nông nghiệp công nghệ cao.
Ông Ngô Cự Mạnh, Nhà sáng lập Công ty Giao Thoa Tech chia sẻ, hiện doanh nghiệp vẫn đang được ươm tạo trong Vườn ươm Khu Công nghệ cao với những hỗ trợ ban đầu, đã hình thành và phát triển sản phẩm. Tuy nhiên, do đặc thù lĩnh vực công nghệ cao – cơ khí, nên Công ty vẫn gặp khá nhiều khó khăn ở đầu ra, tìm thị trường cho sản phẩm. Hi vọng nhà nước sẽ có thêm cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp nhằm phát triển thị trường sau khi ươm tạo.
Trong một năm trở lại đây, nhận thấy xu thế khi trào lưu khởi nghiệp đang lớn mạnh trong cả nước, một số vườn ươm nhận thấy cần phải thay đổi mô hình để phát triển, dù vẫn mong chờ những chính sách, hỗ trợ từ nhà nước. Theo ông Mai Thanh Phong, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh, nhà nước cần hỗ trợ chiến lược về chính sách, khung pháp lý để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các cơ sở ươm tạo hoạt động, tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà khởi nghiệp (như ưu đãi về thuế, thủ tục hành chính, quỹ hỗ trợ…) hình thành được hệ sinh thái khởi nghiệp.
Theo bà Phan Quý Trúc, việc tạo dựng một môi trường với những hỗ trợ giúp doanh nghiệp giảm thiểu một phần rủi ro trong giai đoạn đầu phát triển là rất cấn thiết, nhất là với doanh nghiệp trẻ. Việc giảm một phần rủi ro và chi phí đầu tư là một trong những nguyên nhân chính thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp tham gia vào vườn ươm. Thực tế hiện nay, các cơ sở ươm tạo tư nhân cho kết quả khá tốt với trên 60% doanh nghiệp tốt nghiệp, cao hơn nhiều so với vườn ươm công lập.
Cùng quan điểm này, ông Mai Thanh Phong cho rằng, vườn ươm công lập có những hạn chế cố hữu không chỉ ở Việt Nam, nên cần tư nhân hóa theo hợp tác công tư. Chính vì vậy, Vườn ươm Doanh nghiệp Công nghệ Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định chuyển đổi sang mô hình hợp tác công – tư. Để làm được như vậy, phải đi tìm đối tác thật phù hợp, có đủ năng lực (chuyên môn, tài chính) để cùng hợp tác.
Xây dựng mô hình hợp tác công - tư
Tiến sĩ Nguyễn Hải An, Giám đốc Trung tâm ươm tạo Doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, mô hình hoạt động của các cơ sở ươm tạo chưa phát triển theo hướng kinh doanh, chủ yếu chỉ cung cấp các dịch vụ và hỗ trợ hoàn toàn miễn phí cho doanh nghiệp. Việc huy động nguồn tài trợ cho hình thành và hoạt động gặp nhiều khó khăn và hạn chế.
Theo đánh giá của các vườn ươm, cung ứng các dịch vụ ươm tạo doanh nghiệp là một dạng dịch vụ công đặc biệt, có ảnh hưởng sâu rộng tới sự phát triển khu vực doanh nghiệp và phát triển công nghệ; do đó vai trò nhà nước trong tổ chức xây dựng, tài trợ vốn hoạt động là rất quan trọng trong giai đoạn đầu phát triển của cơ sở ươm tạo. Tuy nhiên, cần đổi mới mô hình tổ chức và pháp lý của vườn ươm, cho phép vườn ươm tự chủ và linh hoạt trong triển khai các dịch vụ, kinh doanh.
Hiện nay, một số quốc gia như Brazil, Nam Phi, Ấn Độ, Thái Lan, Phần Lan… đã thúc đẩy cơ chế quản trị nhằm khuyến khích mô hình vườn ươm công - tư; Israel đã lựa chọn biện pháp tư nhân hóa các vườn ươm công lập, thu hút thực thể tài chính tư nhân. Điều này đã cho tỉ lệ thành công cao hơn trong việc gây quỹ cho các dự án cả trong quá trình ươm tạo và sau khi tốt nghiệp.
Từ kinh nghiệm nghiên cứu, ông Mai Thanh Phong cho rằng, vai trò chủ đạo của nhà nước là phát triển hạ tầng kỹ thuật, khung chính sách, hỗ trợ tài chính ban đầu và hỗ trợ quá trình sáng tạo mang tính mạo hiểm. Việc thiết lập mô hình vườn ươm công - tư có thể nâng cao đáng kể hiệu quả hoạt động của vườn ươm. Vườn ươm công – tư thường được thiết lập theo phong cách và văn hóa của các tập đoàn, bầu ra ban quản trị và chỉ định người quản lý.
Cùng quan điểm nay, theo Tiến sĩ Nguyễn Hải An, vai trò của nhà nước trong đứng ra tổ chức, chỉ đạo tài trợ như là nguồn “đầu tư mồi” trong giai đoạn đầu phải coi là đòi hỏi tất yếu. Song việc duy trì và phát triển về lâu dài phải được xã hội hóa bằng cách huy động tất cả các nguồn lực, khuyến khích các nguồn lực trong nước (địa phương, doanh nghiệp) và nguồn lực nước ngoài (các nguồn tài trợ như ODA, doanh nghiệp nước ngoài, kiều bào) trong việc thành lập, góp vốn và vận hành cơ sở ươm tạo.
Từ mô hình nghiên cứu này, vừa qua, Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Công nghệ Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định chuyển đổi sang mô hình hợp tác công - tư. Từ sự hợp tác đó, Trung tâm đã nâng cấp được 600m2 không gian sử dụng cho doanh nghiệp. Kế hoạch đến hết năm nay sẽ nâng cấp hoàn hiện lên khoảng 3.000m2, đây sẽ là không gian lớn nhất của khu vực phía Nam.
Qua 2 tháng đi vào vận hành, ông Mai Thanh Phong đánh giá, đã có những hiệu quả nhất định, khi đây là không gian làm việc được nâng cấp hơn rất nhiều về mặt chất lượng, kể cả môi trường, không khí hiện đại hơn, năng lực vận hành tốt hơn. Sau khi hợp tác công tư, hai bên đã phát huy thế mạnh của mình, thế mạnh của trường là đào tạo, hỗ trợ về mặt chuyên môn (công nghệ, kỹ thuật), trong khi việc vận hành đã có những người bên công ty chuyên nghiệp làm.
“Trước đây vườn ươm chỉ ươm tạo tối đa cùng lúc là khoảng 10 doanh nghiệp, nhưng bây giờ có thể mở rộng nhiều lần. Nếu không có đối tác cùng làm thì chắc chắn vườn ương không thể thực hiện được việc này”, ông Mai Thanh Phong chia sẻ.
Xây dựng mô hình phù hợp cho các vườn ươm trong giai đoạn mới là rất cần thiết, nhất là trào lưu khởi nghiệp về công nghệ cùng với xu hướng hợp tác công – tư đang phát triển mạnh mẽ; trong đó cơ chế chính sách cần tạo điều kiện huy động các nguồn lực tham gia vào phát triển các vườn ươm hiệu quả nhất./.
TTXVN/Báo ảnh Dân tộc và Miền núi