Phác họa hành tinh Proxima b quay xung quanh Cận tinh Proxima Centauri. Ảnh: ESO/M. Kornmesser/PA
|
Hành tinh mới phát hiện có tên gọi là Proxima b, kích thước bằng khoảng 1,3 lần kích thước của trái đất. Điều đáng nói ở đây là hành tinh này nằm ở khu vực được cho là có nước trên bề mặt, làm dấy lên hy vọng có tồn tại sự sống ngoài hệ mặt trời của chúng ta.
Nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Queen Mary, thành phố London, cho biết hành tinh mới phát hiện nằm cách trái đất 40 tỷ km, và với kỹ thuật hiện nay, thì phải mất 70.000 năm chúng ta mới có thể đến được hành tinh đó.
Hành tinh Proxima b có vị trí rất gần ngôi sao Proxima Centauri, ngôi sao nằm gần hệ mặt trời nhất. Theo tạp chí "Nature", các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra hành tinh này sau khi xem xét kỹ lưỡng các dữ liệu dựa trên ánh sáng phát đi từ Proxima Centauri, thu thập được bằng cách sử dụng các thiết bị tại phòng nghiên cứu Nam Âu ở Chile.