Kiên Giang có hơn 237.000 người dân tộc Khmer sinh sống, chiếm khoảng 13% dân số toàn tỉnh. Những năm qua, tỉnh đặc biệt quan tâm đến công tác đầu tư, tôn tạo các ngôi chùa; thực hiện tốt các chính sách, tạo điều kiện thuận lợi để các sư, sãi, chư tăng và đồng bào theo đạo tu học, sinh hoạt; duy trì, phát huy các lễ hội truyền thống dân tộc Khmer nhằm phục vụ đời sống tinh thần nhân dân, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Toàn tỉnh Cao Bằng hiện có ba tôn giáo là Công giáo, Phật giáo và Tin lành với 23.500 tín đồ, trong đó Tin lành chiếm tỷ lệ lớn nhất với trên 21.300 tín đồ. Hoạt động của các tổ chức tôn giáo diễn ra cơ bản ổn định, thuần tuý tôn giáo, tuân thủ pháp luật, đúng theo hiến chương, điều lệ và tôn chỉ mục đích.
Sáng 14/10, tại không gian Chùa Thành, thành phố Lạng Sơn, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Lạng Sơn và Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh phối hợp tổ chức Ngày hội Thanh niên dân tộc, tôn giáo tỉnh Lạng Sơn năm 2023.
Tối 30/5, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Báo Giác Ngộ phối hợp cùng Ban Thông tin - Truyền thông Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh và Thư viện Huệ Quang tổ chức khai mạc Triển lãm tư liệu báo chí Phật giáo “Kết nên một đài sen”.
Tối 28/5, tại Việt Nam Quốc tự, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật mừng đại lễ Phật Đản - Phật lịch 2567 và kỷ niệm 60 năm Bồ tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân với chủ đề “Lửa thiêng rực sáng sử vàng”
Daizenji là tên một ngôi chùa Phật giáo hơn nghìn năm tuổi nằm giữa các cây nho ở vùng Yamanashi, cách Tokyo khoảng 100 km về phía Tây. Ngôi chùa này còn có tên gọi khác là "chùa nho" vì những mối liên hệ xa xưa với lịch sử trồng nho và làm rượu vang từ nhỏ của đất nước. Đây cũng là ngôi chùa "có một không hai" ở Nhật Bản khi nho và rượu vang được dâng lễ, thay vì rượu gạo (rượu sake) như ở các đền, chùa khác trên khắp xứ Phù Tang.
Ngày 23/1, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết bình luận của Việt Nam về việc Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết:
Chiều 19/1, tại chùa Hòa Lạc, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã cử hành tang lễ Đại lão Hòa thượng Thích Thanh Đàm theo nghi thức cấp cao của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Ngày 31/12, Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức Hội nghị Kỳ 6 khóa VIII, tổng kết công tác Phật sự năm 2021, đề ra chương trình hoạt động năm 2022 và suy tôn Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng lên ngôi vị Quyền Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Đối với người Việt Nam, Tết cổ truyền là nét đẹp văn hóa ngàn đời của dân tộc. Tết được người Việt cung đón theo các lễ nghi rất đa dạng, tùy theo phong tục địa phương và sức ảnh hưởng của tôn giáo. Nhưng nhìn chung, ngoài các nét văn hóa dân gian, hình thức đón Tết của người Việt còn phản ánh văn hóa Phật giáo. Nói cách khác, tín ngưỡng Phật giáo có nhiều ảnh hưởng trong đời sống và thể hiện trong cách đón Tết của người Việt.
Ngày 5/5, Đoàn công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk cùng đại diện các sở, ban, ngành, đoàn thể tổ chức thăm và chúc mừng các cơ sở Phật giáo trên địa bàn tỉnh nhân Lễ Phật đản Phật lịch 2564.
Trong không khí tăng ni, tín đồ Phật giáo cả nước đang hân hoan đón mừng Lễ Phật đản 2563 - dương lịch 2019, chiều 15/5, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước tới thăm, chúc mừng Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ (103 tuổi), Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại chùa Viên Minh, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội.
Ngày 5/3, UBND tỉnh Hà Nam tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch phối hợp, giúp đỡ Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức Đại lễ Vesak Liên hợp quốc năm 2019, dự kiến diễn ra từ ngày 10-15/5 tại Trung tâm văn hóa Phật giáo chùa Tam Chúc, huyện Kim Bảng (Hà Nam).
Nhân dịp Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức thành công Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2017 - 2022), chiều 23/11, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã có buổi gặp mặt với Đoàn đại biểu Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam vừa được Đại hội suy tôn, suy cử đến thăm và báo cáo kết quả Đại hội.
Ngày 07/11/2017, tại Việt Nam Quốc Tự, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh, Đại hội Đại biểu Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ IX, nhiệm kỳ 2017-2022 với chủ đề “Đoàn kết - Ổn định - Phát triển” đã khai mạc phiên chính thức.
Ngày 16/10, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tỉnh Vĩnh Long tổ chức Hội nghị triển khai Luật Tín ngưỡng, tôn giáo cho hơn 100 chức sắc, chức việc các tổ chức tôn giáo trên địa bàn tỉnh.
Tối 2/5 (ngày 7/4 âm lịch), tại chùa Phổ Quang, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Văn hóa Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức khai mạc Tuần lễ Văn hóa Phật giáo chào mừng Đại lễ Phật đản (Phật Lịch 2561- Dương lịch 2017), với chương trình khai mạc Triển lãm các tác phẩm văn hóa nghệ thuật Phật giáo và Hội chợ văn hóa Phật giáo, Hội chợ ẩm thực chay.
Chiều 27/3, tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân đã tiếp đoàn 50 đại biểu Phật giáo Annam Kiya và kiều bào Thái Lan nhân dịp về thăm Việt Nam.
Tối 16/3/2017, tại Bảo tháp Mandala ở Tây Thiên, Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, Hội Hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ, Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Đại sứ quán Cộng hoà Ấn Độ tại Việt Nam long trọng tổ chức khai mạc Ngày Văn hoá Phật giáo Ấn Độ tại Việt Nam lần thứ II.
Ngày 8/9, tại Hậu Giang, Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ban Tôn giáo Chính phủ và UBND tỉnh Hậu Giang tổ chức hội nghị chuyên đề Phật giáo Nam tông Khmer lần thứ VII năm 2016.
Ngày 8/5 (mùng 2/4 năm Bính Thân), Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh đã khánh thành Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh (giai đoạn 1) tại ấp 1, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh.
Cùng với hàng triệu triệu người trên khắp các châu lục, cộng đồng người Việt ở trong nước hay đang sống và làm việc ngoài nước luôn háo hức đón xuân mới bằng các hoạt động lễ hội được tổ chức ở quê hương hay tại nhiều danh thắng quốc tế.
Trong hai ngày 13 và 14/11, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh và Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo quốc tế "Phật giáo vùng Mê Kông: Lịch sử và phát triển". Hội thảo thu hút gần 200 đại biểu là các giảng viên, nhà khoa học, nhà quản lý và công tác tôn giáo, giới nghiên cứu Phật học trên khắp cả nước và quốc tế tham gia, trong đó có hơn 40 đại biểu là các nhà nghiên cứu Phật giáo đến từ các nước Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Myanmar, Campuchia, Lào...
Hội thảo quốc tế “Phật giáo vùng Mekong: Lịch sử và phát triển” do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.Hồ Chí Minh - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam tổ chức sẽ diễn ra trong hai ngày từ ngày 13-14/11/2015 tại Thành phố Hồ Chí Minh.