Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Sơn La có hơn 430 cầu dân sinh, trong đó đa phần được xây dựng từ lâu, kết cấu đơn giản và không được bảo trì thường xuyên nên đã xuống cấp. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người dân, cũng như tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn trong quá trình khai thác, sử dụng.
Được người dân dẫn đường, chúng tôi tìm đến bản Vang Phay, xã Tú Nang, huyện Yên Châu. Để vào bản, hàng ngày người dân tại đây phải đi qua cây cầu treo đã gần 20 năm tuổi. Do được xây dựng bằng các vật liệu thô sơ, đơn giản, nên theo thời gian, cây cầu này đã xuống cấp nghiêm trọng.
Những cây cầu treo nhỏ bé, mất an toàn như vậy nhưng hàng ngày vẫn phải gồng mình tải hàng trăm lượt người đi qua. Đặc biệt là các em học sinh còn nhỏ, khi đi một mình qua đây phải đối mặt với nguy hiểm tiềm ẩn, và có thể xảy ra tai nạn bất cứ lúc nào.
Được người dân dẫn đường, chúng tôi tìm đến bản Vang Phay, xã Tú Nang, huyện Yên Châu. Để vào bản, hàng ngày người dân tại đây phải đi qua cây cầu treo đã gần 20 năm tuổi. Do được xây dựng bằng các vật liệu thô sơ, đơn giản, nên theo thời gian, cây cầu này đã xuống cấp nghiêm trọng.
Những cây cầu treo nhỏ bé, mất an toàn như vậy nhưng hàng ngày vẫn phải gồng mình tải hàng trăm lượt người đi qua. Đặc biệt là các em học sinh còn nhỏ, khi đi một mình qua đây phải đối mặt với nguy hiểm tiềm ẩn, và có thể xảy ra tai nạn bất cứ lúc nào.
Cầu treo dân sinh nối xã Chiềng San với xã Chiềng Hoa (huyện Mường La) bị lũ phá huỷ năm 2009. Ảnh: Điêu Chính Tới/TTXVN. |
Anh Vì Văn Quốc người dân bản Vang Phay cho biết, cây cầu xuống cấp thì trong bản đi lại khó khăn. Chở hàng hóa đi bán ra ngoài cực kỳ vất vả, phải khiêng, vác qua suối. Khổ nhất là các cháu nhỏ, những lúc mưa gió đi đến trường đều phải có người dắt qua, nếu không thì phải nghỉ học ở nhà vì nguy hiểm.
Cây cầu treo dẫn vào bản Vang Phay được thiết kế với trọng tải nhỏ, lát bằng gỗ thô sơ, có cột trụ bê tông thấp, mặt nền chỉ rộng hơn 1m nên rất yếu. Hơn nữa, cầu lại bắc qua suối rộng nên độ rung lớn, khi người dân đi qua lại rất nguy hiểm. Vì vậy, đã có không ít trường hợp người dân khi đi qua cầu vào những lúc mưa bão đã bị rơi xuống suối.
Bà Lường Thị Thân, Trưởng bản Vang Phay nhớ lại: "Năm ngoái khi vào mùa mưa bão, nhà tôi đưa cháu đi học, về đến đây thì cầu bị gió thổi nên lung lay rất mạnh. Thế là bị rơi xuống một bên, cũng may là chỉ hỏng xe, người thì không sao. Bây giờ tôi không dám đi xe máy qua đây vì đi bộ còn thấy sợ".
Theo thống kê của tỉnh Sơn La, hiện nay tổng số cầu treo dân sinh trên địa bàn là hơn 430 cái, trong đó gần 360 cầu trong tình trạng xuống cấp, phải sửa chữa, bảo trì và thay thế. Cùng với việc xây dựng bằng vật liệu đơn giản và chịu tác động của môi trường nên các cầu treo dân sinh đã xuống cấp, hệ thống cáp treo bị han gỉ, dầm ngang, dầm dọc bị mục nát.
Ông Trịnh Xuân Hùng, Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Sơn La cho biết, Sơn La có đặc thù là tỉnh miền núi, địa hình chia cắt mạnh bởi sông Đà, sông Mã, ngoài ra còn có chi lưu của các dòng suối. Ngoài ra, do dân cư rải khắp các địa bàn, đặc biệt là các bản bị chia cắt sống suối nên nhu cầu sử dụng cầu treo của Sơn La so với toàn quốc là khá dày.
Hiện nay, đang có tình trạng “giật gấu vá vai”, tạm bợ để người dân đi lại, vì thế ảnh hưởng rất lớn đến đời sống bà con, cũng như an toàn tính mạng, nhất là học sinh. Không những thế giao lưu hàng hóa bị cản trở, không tạo được động lực phát triển được.
Trước tình trạng nhiều cầu treo dân sinh tại Sơn La xuống cấp, Bộ Giao thông Vận tải, Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La đã thông qua nhiều chương trình, dự án để đầu tư xây dựng cầu treo.
Dự kiến, đến hết năm 2017, tỉnh Sơn La sẽ xây mới 28 cầu treo dân sinh với tổng mức đầu tư là 53 tỷ đồng. Trong giai đoạn 2018 - 2021, từ nguồn đầu tư của Bộ Giao thông Vận tải tỉnh Sơn La sẽ xây dựng thêm 125 cây cầu treo nữa.
Ông Trịnh Xuân Hùng, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Sơn La cho biết thêm, đối với những cây cầu treo không thuộc diện được đầu tư, sửa chữa từ nguồn vốn của Bộ Giao thông vận tải, tỉnh Sơn La sẽ lồng ghép các nguồn vốn theo các chương trình mục tiêu của Chính phủ và của địa phương.
Sắp tới đây, sau khi Bộ Giao thông Vận tải triển khai bước đầu, ngành giao thông sẽ có đề xuất với tỉnh để có chính sách hỗ trợ cho người dân. Theo đó, triển khai cách làm như những năm trước là Nhà nước chỉ hỗ trợ những phần người dân không làm được, còn lại người dân sẽ tích cực tham gia đóng góp công sức vào các dự án.