Anh Trị bên vườn khoai tây áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt |
Nhà nông chính hiệu
Câu chuyện lập nghiệp của Nguyễn Bình Trị được kể khi anh tranh thủ giờ nghỉ trưa đưa chúng tôi đi thăm vườn khoai tây đang vào vụ thu hoạch. Nhìn bàn tay đào khoai, tưới nước một cách thuần thục, ít ai nghĩ rằng đây lại là một cán bộ lãnh đạo xã. Năm 2000, anh Nguyễn Bình Trị bắt đầu tham gia công tác Đoàn tại địa phương. Năm 2004, anh trở thành Phó Chủ tịch xã Quảng Lập và giữ chức vụ Chủ tịch xã vào năm 2007. Đây cũng là lúc anh bắt đầu theo học khoa Công nghệ Sinh học, Trường Đại học Đà Lạt. Năm 2015, anh Nguyễn Bình Trị đảm nhiệm đồng thời hai vị trí Chủ tịch UBND và Bí thư Đảng ủy xã Quảng Lập.
Để cấp dưới và nhân dân tin tưởng, anh xác định trong mọi việc đều phải đi đầu, phải thực hiện một cách gương mẫu và dám chịu trách nhiệm với những quyết định của bản thân. Với suy nghĩ như vậy, anh Trị đã liên tục đón đầu thị trường và chứng tỏ cho bà con nông dân thấy được những quyết định đổi mới trong nông nghiệp của anh là đúng đắn. Năm 2011, nhận thấy bò sữa mang lại giá trị kinh tế cao, anh Trị là một trong những người đầu tiên của xã Quảng Lập mạnh dạn đầu tư 400 triệu đồng xây dựng chuồng trại, trồng cỏ và mua 4 con giống để chăn nuôi bò sữa. Ban đầu, anh gặp nhiều khó khăn vì lúc bấy giờ chưa có kinh nghiệm chăm sóc và điều trị một số bệnh truyền nhiễm thường gặp trên đàn bò sữa, giá sữa lúc bấy giờ chưa ổn định, chất lượng sữa chưa đạt yêu cầu. Không nản chí, anh Nguyễn Bình Trị kiên trì áp dụng những kiến thức đã được học, đồng thời nghiên cứu thêm sách vở những kinh nghiệm chăm sóc phù hợp. Dần dà, đàn bò của anh bắt đầu cho sữa đạt chất lượng và mang lại giá trị kinh tế cao; cho đến nay, đã phát triển thành 20 con, trong đó có 5 con cho sữa. Với năng suất trung bình 20 lít/con/ngày; giá sữa khoảng 15.000 đồng/lít, đàn bò đem lại nguồn thu không hề nhỏ. Anh ước tính, từ bò sữa và rau, sau khi đã trừ chi phí, mỗi năm, gia đình thu được khoảng 400 triệu đồng. Nhờ thấy được hiệu quả từ mô hình nuôi bò sữa của chính Chủ tịch xã mang lại, bà con nông dân Quảng Lập bắt đầu mạnh dạn đầu tư chăn nuôi, phát triển mở rộng mô hình.
Để cấp dưới và nhân dân tin tưởng, anh xác định trong mọi việc đều phải đi đầu, phải thực hiện một cách gương mẫu và dám chịu trách nhiệm với những quyết định của bản thân. Với suy nghĩ như vậy, anh Trị đã liên tục đón đầu thị trường và chứng tỏ cho bà con nông dân thấy được những quyết định đổi mới trong nông nghiệp của anh là đúng đắn. Năm 2011, nhận thấy bò sữa mang lại giá trị kinh tế cao, anh Trị là một trong những người đầu tiên của xã Quảng Lập mạnh dạn đầu tư 400 triệu đồng xây dựng chuồng trại, trồng cỏ và mua 4 con giống để chăn nuôi bò sữa. Ban đầu, anh gặp nhiều khó khăn vì lúc bấy giờ chưa có kinh nghiệm chăm sóc và điều trị một số bệnh truyền nhiễm thường gặp trên đàn bò sữa, giá sữa lúc bấy giờ chưa ổn định, chất lượng sữa chưa đạt yêu cầu. Không nản chí, anh Nguyễn Bình Trị kiên trì áp dụng những kiến thức đã được học, đồng thời nghiên cứu thêm sách vở những kinh nghiệm chăm sóc phù hợp. Dần dà, đàn bò của anh bắt đầu cho sữa đạt chất lượng và mang lại giá trị kinh tế cao; cho đến nay, đã phát triển thành 20 con, trong đó có 5 con cho sữa. Với năng suất trung bình 20 lít/con/ngày; giá sữa khoảng 15.000 đồng/lít, đàn bò đem lại nguồn thu không hề nhỏ. Anh ước tính, từ bò sữa và rau, sau khi đã trừ chi phí, mỗi năm, gia đình thu được khoảng 400 triệu đồng. Nhờ thấy được hiệu quả từ mô hình nuôi bò sữa của chính Chủ tịch xã mang lại, bà con nông dân Quảng Lập bắt đầu mạnh dạn đầu tư chăn nuôi, phát triển mở rộng mô hình.
Áp dụng những kỹ thuật mới
Bên cạnh đi đầu trong chăn nuôi bò sữa, anh Nguyễn Bình Trị còn nhanh nhạy áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong trồng trọt. Với diện tích 2 ha đất chuyên trồng rau màu, anh đã sớm lắp đặt hệ thống tưới tự động, tưới nhỏ giọt và tưới phun. Qua đó, không chỉ tiết kiệm thời gian, tiết kiệm nước và phân bón mà còn giúp mang lại hiệu quả cao, giúp phòng trừ nấm bệnh trên cây trồng. Mới đây, nhà nông này vừa đầu tư 70 triệu đồng lắp đặt hệ thống nhà lưới trên diện tích 5 sào đất mới để chuẩn bị trồng ớt sừng. Để nhân dân làm theo những thay đổi đó, không có cách nào khác ngoài việc bản thân mình phải “thử nghiệm” trước, sau khi thấy hiệu quả tốt mới bắt đầu phổ biến và truyền đạt lại kinh nghiệm cho người dân làm theo”. Có cùng ra đồng với anh, nghe anh say sưa nói về khoai, về rau…; có gặp gỡ những người nông dân nơi đây mới thật sự thấy được sự ngưỡng mộ và quý mến mà người dân dành cho “ông Chủ tịch”: “Khoai tây của chúng tôi có giá 8.000 đồng/kg thì khoai tây của anh Trị phải được 9.000 đồng/kg. Cùng một diện tích trồng nhưng lúc nào anh Trị cũng thu được năng suất và sản lượng cao hơn, do anh ấy áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong trồng trọt một cách nhanh nhạy và phù hợp. Anh ấy làm lãnh đạo được lòng dân mà làm kinh tế cũng giỏi” - một người dân chia sẻ. Có lẽ chính sự “thử nghiệm” và truyền đạt kinh nghiệm cho người dân của anh Nguyễn Bình Trị đã phần nào đưa Quảng Lập trở thành một trong những xã đi đầu của Đơn Dương trong mô hình trồng rau, hoa theo hướng công nghệ cao những năm gần đây. Để hoàn thành cả việc công và việc tư, nhiều người đã quen với hình ảnh ông Chủ tịch xã thức dậy từ tờ mờ sáng để ra vườn, hoàn tất vai trò của người nông dân xong xuôi là vừa kịp giờ đến công sở và lăn xả với biết bao công việc.
Ông Lưu Văn Huệ, Bí thư Huyện ủy Đơn Dương, nhận xét: “Anh Nguyễn Bình Trị là một cán bộ gương mẫu, không chỉ thực hiện tốt công tác mà còn đi đầu trong việc phát triển kinh tế tại địa phương. Đã là lãnh đạo, điều quan trọng nhất phải là “Nói cho dân nghe, làm cho dân thấy, dân tin”. Đồng chí Nguyễn Bình Trị đã làm được điều đó và làm rất tốt”.
Báo Lâm Đồng