Chiều 11/8, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, theo thông tin từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (huyện Mường Lát) đã ghi nhận các trường hợp mắc bệnh bạch hầu và nhiều trường hợp tiếp xúc gần với các trường hợp mắc bệnh nêu trên.
Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hóa, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh ghi nhận gần 900 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó có một trường hợp tử vong. Các ca sốt xuất huyết chủ yếu là bệnh nhân trở về từ các tỉnh, thành phố khác trong cả nước. Trước tình hình ca mắc sốt xuất huyết có chiều hướng gia tăng, ngành y tế tỉnh Thanh Hóa đã đẩy mạnh giám sát sớm các trường hợp mắc bệnh, tăng cường truyền thông phòng, chống sốt xuất huyết trên địa bàn, xử lý ngay và triệt để ổ dịch.
Số ca đau mắt đỏ tại An Giang đang tăng nhanh, diễn biến phức tạp và dự báo bùng phát mạnh trong thời gian tới. Ngành Y tế tỉnh khẩn trương triển khai nhiều giải pháp ngăn chặn bệnh lây lan.
Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Bình, đến 6 giờ ngày 2/10, tỉnh ghi nhận 456 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó, huyện Bố Trạch 105 ca, huyện Quảng Ninh 75 ca, huyện Lệ Thủy 69 ca. Hiện, tỉnh chưa ghi nhận trường hợp tử vong do sốt xuất huyết.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An Phạm Tấn Hòa cho biết, dự báo trong thời gian tới, tình hình bệnh đau mắt đỏ trên địa bàn tỉnh tiếp tục diễn biến phức tạp và có nguy cơ bùng phát mạnh do số người mắc bệnh trong cộng đồng cao và vào thời điểm năm học đã bắt đầu. UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã Kiến Tường, thành phố Tân An tăng cường các hoạt động phòng, chống bệnh đau mắt đỏ, hạn chế thấp nhất bệnh lây lan trong cộng đồng.
Địa bàn tỉnh Điện Biên đã xuất hiện nhiều ổ dịch bạch hầu với 6 ca mắc, trong đó, một bệnh nhân đã tử vong. Để kiểm tra, giám sát và chỉ đạo công tác phòng, chống bệnh căn bệnh nguy hiểm này tại địa phương, Bộ Y tế đã lập đoàn công tác do Tiến sĩ, bác sĩ Vương Ánh Dương, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh làm Trưởng đoàn.
Từ giữa tháng 6 đến nay, tỉnh Ninh Bình ghi nhận 5 ổ dịch sốt xuất huyết ở 5/8 huyện, thành phố gồm: Hoa Lư, Gia Viễn, Yên Mô, Nho Quan và Tam Điệp. Hiện có 4 ổ dịch kéo dài 2 tuần và không phát sinh ca bệnh thứ phát, một ổ dịch phát sinh thêm ca bệnh thứ 5. Dự báo trong thời gian tới, sốt xuất huyết tiếp tục diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng. Để tăng cường phòng, chống dịch, không để dịch bùng phát, lan rộng, kéo dài, các cơ sở y tế của tỉnh chú trọng phát hiện, xử lý các ổ dịch kết hợp với công tác truyền thông.
Sáng 1/4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Kon Tum cho biết, đơn vị vừa hoàn tất giám sát việc tiêu hủy 1.700 con gia cầm tại ổ dịch cúm H5N1 xuất hiện trên địa bàn phường Ngô Mây, thành phố Kon Tum. Đây là ổ dịch cúm gia cầm H5N1 đầu tiên xuất hiện trên địa bàn tỉnh kể từ đầu năm 2021 đến nay.
Chiều 9/11, thông tin từ Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Lai Châu cho biết, địa phương vừa ghi nhận thêm 2 ca dương tính với SARS-CoV-2 trong cộng đồng.
Ngày 9/11, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Phước cho biết vừa phát hiện thêm 25 trường hợp dương tính với SARS-CoV2 thuộc khu vực phong tỏa thôn Bù Kroai, xã Đức Hạnh, huyện biên giới Bù Gia Mập. Đây là thôn khó khăn, chủ yếu là người dân tộc thiểu số sinh sống.
Đến thời điểm hiện tại, các tỉnh Tây Nguyên cơ bản kiểm soát được tình hình dịch, tuy nhiên nguy cơ bùng phát đợt dịch mới trên địa bàn vẫn hiện hữu. Thực tế cho thấy, đang có nhiều ổ dịch bùng phát trong cộng đồng đã qua nhiều chu kỳ lây nhiễm với số lượng lớn. Do đó, các tỉnh Tây Nguyên cần phát hiện sớm các ổ dịch để xử lý nhanh nhất có thể, hạn chế sự lây lan trong cộng đồng, đồng thời nhanh chóng “bao phủ” vaccine để từng bước chuyển sang trạng thái “bình thường mới” theo tinh thần Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ.
Đứng trước nguy cơ bị dịch bệnh xâm nhập và bùng phát trên diện rộng, chính quyền các tỉnh Tây Nguyên đã chủ động triển khai các biện pháp để ngăn chặn và kiểm soát dịch.
Sau khi các tỉnh, thành phố phía Nam nới lỏng giãn cách xã hội từ đầu tháng 10, hàng chục nghìn người lao động quê ở các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng đã hồi hương để trách dịch dẫn đến nguy cơ bùng phát đợt dịch thứ 5 tại khu vực Tây Nguyên. Điều này đòi hỏi chính quyền các tỉnh ở Tây Nguyên phải chủ động, linh hoạt ứng phó, nhất là trong bối cảnh cả nước đang bắt đầu chuyển dần sang trạng thái “bình thường mới” trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Ông Nguyễn Thành Thúc, Chi cục phó Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Tây Ninh cho biết, gần đây trên địa bàn huyện biên giới Tân Biên, tỉnh Tây Ninh đã tái xuất hiện nhiều ổ dịch tả lợn châu Phi. Đã có trên 20 con lợn bị chết và tiêu hủy.
Mặc dù Phú Yên đã cơ bản kiểm soát được dịch COVID-19 tại nhiều địa phương; tuy nhiên những ngày qua, tại huyện Tuy An liên tiếp ghi nhận các trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 ngoài cộng đồng. Nguồn lây và yếu tố dịch tễ của các F0 này được đánh giá rất phức tạp, có liên quan đến hoạt động của chợ truyền thống do vậy chính quyền huyện Tuy An đang nỗ lực khoanh vùng, không để dịch lây lan trên diện rộng.
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp trực tuyến với các tỉnh biên giới phía Tây Nam và cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu triển khai quyết liệt các biện pháp ngăn ngừa dịch bệnh lây lan trên diện rộng; giải quyết dứt điểm các ổ dịch hiện có, không để phát sinh các ổ dịch mới, nhanh chóng ổn định tình hình.
Theo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Hải Dương, đến 6 giờ ngày 18/2, Hải Dương có 5 ổ dịch lớn tại thành phố Chí Linh, huyện Cẩm Giàng, thị xã Kinh Môn, huyện Nam Sách và thành phố Hải Dương.
Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 tại huyện Ia Pa và thị xã Ayun Pa, Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai đã có sự điều chỉnh biện pháp giãn cách xã hội đối với hai địa phương là huyện Ia Pa và thị xã Ayun Pa.
Sau một thời gian tạm lắng, hiện nay trên địa bàn tỉnh Bình Phước đã phát hiện 3 ổ dịch tả lợn châu Phi tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Chính quyền và cơ quan thú y địa phương đang triển khai các biện pháp khống chế dập dịch, ngăn chặn dịch bệnh lây lan.
Sau Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đà Nẵng trở thành ổ dịch với nhiều ca mắc COVID-19 khiến nhiều người lo sợ. Nỗi lo các bệnh viện trở thành ổ dịch nguy hiểm vì thế cũng trở nên thường trực. Là nơi có số lượng lớn người bệnh từ các tỉnh, thành đổ về mỗi ngày, các bệnh viện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã khẩn cấp đưa ra nhiều giải pháp nhằm phòng ngừa không để các bệnh viện trở thành ổ dịch, tạo sự yên tâm cho người dân.
Từ đầu tháng 6 năm 2020 đến nay, trên địa bàn tỉnh Đắk Nông ghi nhận 12 trường hợp mắc bệnh bạch hầu tại huyện Krông Nô và huyện Đắk Glong, trong đó đã có trường hợp tử vong.
Ngày 15/6, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Nông cho biết, qua giám sát Hệ thống giám sát, tính đến ngày 15/6/2020, tỉnh Đắk Nông đã ghi nhận 4 trường hợp mắc bệnh bạch hầu. Tất cả các trường hợp này đều cư trú tại huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông và hiện đang được cách ly, điều trị tại 2 cơ sở y tế.
Chiều 2/4, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID – 19 thành phố Hà Nội có công văn hỏa tốc số 1119 CV/BCĐ gửi Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố về việc rà soát những trường hợp liên quan ổ dịch COVID-19 tại Bệnh viện Bạch Mai.
Chiều 26/3, thông tin từ Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, tình hình ổ dịch COVID-19 tại quán bar Buddha (phường Thảo Điền, Quận 2) đang trở nên phức tạp. Mới nhất đã xác định 1 ca nhiễm và có thêm 3 trường hợp dương tính lần 1 với virus SARS-CoV-2 liên quan đến ổ dịch này.
Dịch tả lợn châu Phi vẫn diễn biễn phức tạp, một số địa phương tiếp tục bị tái dịch sau hơn 30 ngày không phát sinh ổ dịch mới hoặc đã công bố hết dịch.
Ngày 7/7, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Tây Ninh tổ chức tiêu hủy 16 con lợn và xử lý môi trường xung quanh, tại một hộ chăn nuôi nhỏ lẻ tại ấp Bắc Bến Sỏi, xã biên giới Thành Long, huyện Châu Thành. Đàn lợn này đã được Chi cục Thú y vùng VI xác định đã bị dịch tả lợn Châu Phi, sau khi nhận được mẫu xét nghiệm.
Tỉnh Trà Vinh vừa xuất hiện ổ dịch tả lợn châu Phi tại hộ chăn nuôi Lê Hồng Dân, ấp Giồng Mới, xã Huyền Hội, huyện Càng Long. Đây là tỉnh thứ 11 tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long phát sinh dịch tả lợn châu Phi.
Ngày 8/1, Chi cục Trưởng Chi cục Thú y tỉnh Lạng Sơn Nguyễn Nam Hùng cho biết, từ ngày 23/12/2018 đến nay, dịch bệnh lở mồm long móng đã xảy ra trên đàn lợn tại 5 huyện Bình Gia, Chi Lăng, Văn Quan, Bắc Sơn và Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. Chi cục Thú y tỉnh Lạng Sơn đã tiến hành lấy 7 mẫu xét nghiệm, kết quả tất cả đều dương tính với vi rút lở mồm long móng type O và A. Hiện, tất cả đàn lợn nhiễm bệnh đều đã bị tiêu hủy hoàn toàn theo quy định. Những hộ dân có lợn bị tiêu hủy được tỉnh Lạng Sơn hỗ trợ 35 nghìn đồng/kg hơi.
Theo Chi cục Chăn nuôi và thú y tỉnh Đắk Lắk, diễn biến thời tiết bất thường thời gian gần đây là nguy cơ gia tăng dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm của địa phương.