Nhằm thực hiện mục tiêu phát triển loại hình nuôi tôm sinh thái theo hướng bền vững, tỉnh Cà Mau quy hoạch đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 sẽ chuyển đổi khoảng 30.000 ha diện tích mặt nước nuôi theo hình thức tôm rừng sang nuôi tôm sinh thái dưới tán rừng. Tỉnh xây dựng vùng nuôi tôm sinh thái tập trung, mục tiêu đến 2025 có khoảng 35.000 ha được các tổ chức quốc tế chứng nhận tôm sinh thái.
Năm 2023, ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh khuyến khích nông dân ở các huyện vùng ven biển Duyên Hải, Cầu Ngang, Châu Thành, Trà Cú, thị xã Duyên Hải, tiếp tục phát triển và giữ vững mô hình sản xuất rừng – tôm, với diện tích khoảng 5.700 ha. Đây là mô hình nuôi tôm thích ứng với biến đổi khi hậu, cho hiệu quả kinh tế cao và bền vững.
Mùa vụ nuôi tôm vùng nước mặn và lợ năm nay, hàng nghìn hộ nông dân ở các huyện ven biển Duyên Hải, Cầu Ngang, Châu Thành và thị xã Duyên Hải của tỉnh Trà Vinh tiếp tục mở rộng mô hình nuôi tôm sinh thái (rừng – tôm), nhất là đối với tôm sú. Đây là mô hình vừa đảm bảo tính hiệu quả bền vững, vừa bảo vệ môi trường trước tình hình biến đổi khí hậu.
Theo khảo sát của Sở Nông nghiệp và Phát nông thôn tỉnh Trà Vinh, tại các huyện ven biển như: Duyên Hải, Cầu Ngang, Châu Thành và thị xã Duyên Hải, hiện có hơn 4.000 ha rừng được người dân tự trồng và bảo vệ để kết hợp nuôi tôm sú sinh thái (quảng canh). Đây là mô hình đem lại hiệu quả bền vững, bảo vệ được môi trường trước tình hình biến đổi khí hậu.