Sau 2 năm khởi nghiệp, mô hình nuôi dúi thương phẩm và sinh sản tại nhà của anh Trần Ngọc Hòa (sinh năm 1990, phường Bắc Nghĩa, thành phố Đồng Hới, Quảng Bình) đã cho thu nhập cao, mở ra hướng đi mới cho nhiều người dân trên địa bàn có chung ý tưởng khởi nghiệp.
Với mong muốn làm giàu trên mảnh đất quê hương, ông Lê Trọng Lệ ở xã Vân Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện thành công mô hình nuôi dúi má đào, dúi mốc để thoát nghèo. Hiện trang trại ông Lệ đang nuôi 2.000 con cả dúi giống và dúi thịt.
Anh Nguyễn Văn Của, ngụ thôn 1, xã Long Sơn, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đang rất thành công với mô hình nuôi dúi tại nhà đã đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Nửa năm trở lại đây, các hộ đồng bào dân tộc thiểu số của huyện miền núi Đakrông, tỉnh Quảng Trị rất háo hức với mô hình nuôi dúi (chuột núi) để phát triển kinh tế. Mô hình nuôi dúi do Dự án Plan tại Quảng Trị triển khai nhằm bảo vệ nguồn zen trong tự nhiên và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao phát triển kinh tế từ tháng 6/2019 với 2 hộ dân ở thôn A Liêng, xã Tà Rụt, huyện Đakrông.
Xã Vân Sơn là địa phương có ít diện tích đất nông nghiệp; thu nhập bình quân đầu người thấp nên người dân muốn phát triển kinh tế phải luôn tìm tòi, học hỏi và tìm những việc làm mới để nâng cao thu nhập. Ngoài các nghề chính như chăn nuôi, trồng lúa, trồng rau, nhiều hộ gia đình đã đi làm ăn xa. Trong hành trình mưu sinh ấy, nhiều mô hình phát triển kinh tế mới được các gia đình trong xã học hỏi và mang về áp dụng tại quê hương. Cụ thể như mô hình nuôi con dúi đã giúp nhiều hộ dân thoát nghèo.