Tây Ninh xây dựng chuỗi liên kết nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Tây Ninh xây dựng chuỗi liên kết nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Tỉnh Tây Ninh có vị trí chiến lược trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam kết nối với thị trường Campuchia. Với tài nguyên đất đai rộng lớn, cơ chế, chính sách thuận lợi, Tây Ninh đang trở thành điểm đến của các nhà đầu tư xây dựng chuỗi liên kết nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Trang trại Bình An, mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở huyện Hàm Thuận Nam (Bình Thuận), là điểm đến hấp dẫn du khách. Hồng Hiếu- TTXVN

Bình Thuận phát triển nông nghiệp hữu cơ giá trị cao, bền vững

Mục tiêu của Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021- 2030 vừa được Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận phê duyệt là phát triển nông nghiệp hữu cơ có giá trị gia tăng cao, bền vững, thân thiện với môi trường sinh thái; phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ tập trung, hướng đến xuất khẩu; đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hữu cơ, tiến tới nông nghiệp hữu cơ công nghệ cao, bền vững.
Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp tại Trang trại Hoa Viên ở xã Yên Bình, huyện Thạch Thất, Hà Nội.

Hà Nội hướng tới 70% là sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vào năm 2025

Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2025 tỷ lệ sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm 70% tổng sản phẩm nông nghiệp. Trong đó, tỷ lệ giá trị sản phẩm trồng trọt ứng dụng công nghệ cao đạt từ 45% trở lên, chăn nuôi đạt từ 80%, thủy sản đạt từ 60% trở lên.
Sâm Bố Chính hay còn gọi là sâm thổ hào, sâm núi, là sản vật quý, xưa kia được người dân dùng để tiến vua.

Hiệu quả mô hình trồng sâm Bố Chính trên đất đồi gò Sơn Tây

Những năm vừa qua, nhiều mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn thị xã Sơn Tây (Hà Nội) đạt hiệu quả thiết thực, góp phần nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, tạo việc làm ổn định cho lao động nông thôn. Một trong những mô hình tiêu biểu là mô hình trồng sâm Bố Chính trên đất đồi gò của Hợp tác xã nông nghiệp công nghệ cao Phúc Lâm…
Đơn Dương (Lâm Đồng) hướng đến huyện kiểu mẫu về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Đơn Dương (Lâm Đồng) hướng đến huyện kiểu mẫu về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng với nhiều tiềm năng và lợi thế về thời tiết, khí hậu, tài nguyên đất, nước… đã vươn lên trở thành huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh Lâm Đồng và của cả khu vực Tây Nguyên. Từ 2018 đến nay, phát huy lợi thế sẵn có, cùng nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả, huyện Đơn Dương đang từng bước trở thành huyện nông thôn mới kiểu mẫu về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo hướng thông minh.
Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: Nhật Bình - TTXVN.

Bạc Liêu thu hút đầu tư vào 5 lĩnh vực trọng điểm

Bạc Liêu luôn ưu tiên thu hút đầu tư, sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư vào tỉnh với ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn mà tỉnh có lợi thế cạnh tranh vượt trội, tiềm năng khác biệt. Đồng thời, cam kết đồng hành, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất về thủ tục hành chính, đất đai, giải phóng mặt bằng, đáp ứng nhu cầu nhân lực, cung cấp các dịch vụ tiện ích, môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi, bình đẳng để các nhà đầu tư nghiên cứu, đầu tư thành công, bền vững lâu dài.
Nỗ lực đưa huyện Kon Plông trở thành vùng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trọng điểm của tỉnh Kon Tum

Nỗ lực đưa huyện Kon Plông trở thành vùng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trọng điểm của tỉnh Kon Tum

Chiều 27/1, Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum tổ chức lễ kỷ niệm 20 năm ngày chia tách và tái thành lập huyện Kon Plông (31/1/2002-31/1/2022). Qua 20 năm, kinh tế-xã hội của huyện Kon Plông đã có nhiều thay đổi, khởi sắc, đời sống của nhân dân được nâng lên.
Tỉnh Long An đặt mục tiêu đến năm 2025 có vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với tổng diện tích lên đến 71.000 ha. Trong đó, riêng vùng rau ứng dụng công nghệ cao có diện tích 2.000 ha.

Hỗ trợ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Long An

Trong giai đoạn 2021-2025, tỉnh thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ để phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Các hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân, cơ sở chăn nuôi thực hiện sản xuất 4 loại cây trồng gồm lúa, rau, thanh long, chanh và chăn nuôi bò thịt, tôm nước lợ; các doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, xử lý nước thải, chất thải nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh sẽ là các nhóm đối tượng được hỗ trợ.
Cà Mau mời gọi đầu tư vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Cà Mau mời gọi đầu tư vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Theo thống kê của UBND tỉnh Cà Mau thì hiện địa phương có diện tích trồng rau hơn 6.000 ha. Những năm gần đây diện tích trồng đang có hướng phát triển song vẫn nhỏ lẻ, manh mún, đặc biệt là chưa có cơ sở sản xuất rau an toàn, đạt tiêu chuẩn VietGap, chưa sản xuất được rau ứng dụng công nghệ cao. Do đó, năng suất và chất lượng vùng rau tại Cà Mau vẫn ở mức thấp.