Bài 4: Ứng dụng những thành tựu của khoa học vào sản xuất
Để ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu, đặc biệt là việc thiếu nước tưới trong mùa khô, nhằm phát triển nông nghiệp bền vững hơn cho vùng Tây Nguyên, các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu giống mới; nghiên cứu, chuyển giao phương pháp canh tác tổng hợp, tiên tiến. Đây được xem là giải pháp có tính chiến lược và triệt để nhất giúp thích ứng với biến đổi khí hậu và tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Đưa giống, kỹ thuật mới vào sản xuất
Tiến bộ kỹ thuật nổi bật thích ứng với biến đổi khí hậu phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp cho vùng Tây Nguyên trước hết là việc nghiên cứu các giống cây trồng mới. Theo Tiến sĩ Phan Việt Hà, Phó Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên (Wasi), ngoài các yêu cầu về năng suất cao, việc nghiên cứu các giải pháp về giống chín muộn cho cà phê, giống có khả năng chịu hạn, sâu bệnh cho cây cà phê và hồ tiêu, các giống có tính thích ứng rộng và chín sớm cho điều được xác định là giải pháp có tính chiến lược và triệt để nhất nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu và tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Đối với cây cà phê, thông qua đề tài nghiên cứu cấp Bộ “Nghiên cứu chọn giống cà phê vối chất lượng cao cho Tây Nguyên” đã chọn được hai giống cà phê TR14 và TR15 với các đặc điểm vượt trội: năng suất trung bình của các dòng từ 5 – 5,5 tấn nhân/ha, cao hơn so với dòng đối chứng TR16; khối lượng 10 nhân là 18,6 -23,0 g; tỷ lệ hạt nhân trên sàng 16 (loại 1 theo tiêu chuẩn Việt Nam) đạt 92,6 -97,4%. Đặc biệt, đây là hai giống kháng cao với bệnh gỉ sắt và chín muộn vào thời điểm giữa mùa khô nên ít bị ảnh hưởng bởi những đợt mưa muộn. Qua nghiên cứu cho thấy giống chín muộn hơn so với giống đại trà gần 1 tháng và chu kỳ tưới kéo dài 30 ngày vẫn không ảnh hưởng đến sự ra hoa, đậu quả, năng suất, chất lượng quả hạt.
Cây hồ tiêu cũng được các nhà khoa học tại Viện Wasi nghiên cứu và khuyến cáo bà con sử dụng các giống có khả năng cho năng suất cao, chất lượng tốt, ít mẫn cảm với sâu bệnh hại như Vĩnh Linh, Phú Quốc, Lộc Ninh... Đây có thể xem là các bước đầu tiên, cần thiết để đáp ứng tính cấp thiết trong sản xuất hồ tiêu.
Theo các nhà khoa học tại Viện Wasi, việc áp dụng các biện pháp quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) và thực hành nông nghiệp tốt (GAP) trong sản xuất cũng là một trong những giải pháp quan trọng để thích ứng với biến đổi khí hậu, nhất là đối với cây cà phê, hồ tiêu... Các đề tài khoa học cấp Bộ, cấp Nhà nước của Viện như: “Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật tổng hợp tiết kiệm chi phí đầu vào đối với cây cà phê ở Tây Nguyên”; “Nghiên cứu hoàn thiện quy trình quản lý cây trồng tổng hợp áp dụng cho cây cà phê”. Qua nghiên cứu đã xác định tổng hợp 3 thành phần chính trong ICM/GAP là quản lý dinh dưỡng tổng hợp, quản lý tưới nước tổng hợp và quản lý dịch hại tổng hợp với việc áp dụng đúng kỹ thuật canh tác tốt, ưu tiên các giải pháp sinh học cải tạo đất và phòng trừ sâu bệnh hại, xác định lượng phân bón thông qua phân tích đất, tưới nước tiết kiệm và phân bón thông qua nước, chú trọng các biện pháp bảo vệ đất và nguồn nước.
Kết quả cho thấy, đối với cây cà phê, khi áp dụng mô hình ICM, ngoài việc cải thiện về các tiêu chí sinh trưởng cũng như sâu bệnh hại, năng suất ở các mô hình chỉ tăng nhẹ (khoảng 10%) nhưng hiệu quả kinh tế tăng thêm 25%. Đặc biệt, lượng nước sử dụng để tưới có thể giảm 10 - 30% so với sản xuất đại trà do việc áp dụng các phương pháp xác định thời điểm tưới theo độ ẩm của đất, giúp việc chia sẻ tài nguyên nước cho các đối tượng cây trồng khác cần nước trong mùa khô. Ngoài ra, việc trồng xen các loại cây ăn quả có giá trị cao trong vườn cà phê cũng góp phần làm tăng tính bền vững về kinh tế và môi trường cho hệ thống canh tác.
Các mô hình ICM trên cây hồ tiêu được nghiên cứu tại tỉnh Gia Lai (huyện Chư Sê, Đắk Đoa, Chư Prông) cũng chứng minh hiệu quả rõ rệt. Cụ thể là, bệnh vàng lá chết chậm và héo lá chết nhanh trên cây hồ tiêu được hạn chế; đồng thời, tổng chi phí đầu tư giảm 16 - 25 triệu đồng một ha/năm so với canh tác truyền thống và tăng hiệu quả kinh tế so với đối chứng kinh nghiệm của nông dân là từ 27,5 - 46 triệu đồng/ha/năm.
Phát triển “nông nghiệp thông minh”
Trước những tác động của nhiều mặt, trong đó có ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đang ngày càng rõ nét và tác động tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp, nhiều tỉnh ở vùng Tây Nguyên đã khuyến khích và có những chính sách hỗ trợ người dân ứng dụng những tiến bộ trong khoa học vào sản xuất, trong đó Lâm Đồng là tỉnh tiên phong. Lâm Đồng xác định phát triển nông nghiệp thông minh là một trong những giải pháp quan trọng nhằm hạn chế thiệt hại do tác động của khí hậu, thời tiết, nâng cao nâng xuất, chất lượng sản phẩm, giảm chi phí đầu tư.
Theo ông Nguyễn Văn Sơn - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng, tỉnh định hướng phát triển nông nghiệp thông minh về quy mô, diện tích theo hướng hiện đại, đa chức năng, có chất lượng, thương hiệu. Theo đó, đến năm 2020, toàn tỉnh có trên 60.000 ha ứng dụng công nghệ cao, trong đó có gần 400 ha ứng dụng công nghệ cảm biến tự động nhiệt độ, độ ẩm, CO2, quản lý dinh dưỡng trong canh tác cây trồng rau, hoa, cây đặc sản và chè. Bên cạnh đó, tỉnh có chính sách hỗ trợ 10-12 mô hình cho tất cả địa phương xây dựng mô hình ứng dụng đồng bộ internet vạn vật (IoT) trong quản lý trang trại (lập kế hoạch sản xuất, cảnh báo thời tiết, dịch bệnh, nhật ký sản xuất, công việc và tiến trình mùa vụ), quản lý sản xuất (quản lý, giám sát sản xuất đến thu hoạch, sơ chế, đóng gói), quản lý bán hàng, quản lý kho hàng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm và quản lý tài chính…
Trang trại anh Nguyễn Đức Huy (nằm trên đường Lữ Gia, Đà Lạt, Lâm Đồng) khác với mô hình truyền thống mà áp dụng nông nghiệp thông minh bằng cách tự phát triển hệ thống tưới tiêu, kiểm soát chất lượng cây trồng qua một ứng dụng trên điện thoại thông minh.
Dựa trên những nguồn vô sinh và hữu sinh đã thu thập được, để thực hiện mô hình, anh Huy trang bị cục thu phát sóng wifi tại vườn và một thiết bị thu thập dữ liệu. Bộ điều khiển do chính anh thiết kế, lặp đặt cùng với một lập trình chứa các thông số nguồn vô sinh và hữu sinh trên cây trồng đã được cài đặt sẵn trên chiếc điện thoại thông minh và máy tính xách tay. Nguyên lý hoạt động của hệ thống kiểm soát là các cục thu thập dữ liệu được lắp đặt tại vị trí có những loại rau khác nhau trong vườn. Chúng sẽ tự động nhận dữ liệu truyền về bộ điều khiển. Bộ điều khiển này sẽ truyền tất cả các dữ liệu đã thu thập được trên vườn về thiết bị đã được kết nối với máy tính, điện thoại thông minh qua sóng wifi. Trên máy tính và điện thoại của anh Nguyễn Đức Huy, các thông số kỹ thuật để chăm sóc cho từng loại cây trồng đã được lập trình sẵn. Khi các dữ liệu được thu thập trên vườn tải về sẽ tự động đối chiếu với thông số kỹ thuật trên máy tính và điện thoại, từ đó cho ra kết quả chăm sóc cho vườn rau đã chính xác hay chưa.
Thông qua smartphone, anh Huy cũng dễ dàng điều chỉnh các thông số như lượng nước, chất dinh dưỡng... Vì vậy, nông sản của anh vừa phát triển đúng quy trình, vừa đảm bảo chất lượng và mang lại năng suất cao.
Anh Huy chia sẻ: “Từ khi áp dụng bộ điều khiển này tôi chủ yếu làm việc trực tuyến, công việc nhẹ nhàng mà hiệu quả lại rất cao”. Các loại cây trồng nhờ được chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật phù hợp với nên cho năng suất khá cao. Mỗi cây cà chua beef và ớt ngọt cho từ 6-8kg quả; cà chua picot đạt 8 - 10kg/cây. Hiện nay, diện tích đất sản xuất nông nghiệp của anh Nguyễn Đức Huy khoảng gần 1 ha đều được áp dụng hệ thống kiểm soát tự động. Theo đó, chất lượng sản phẩm nông nghiệp của gia đình anh Nguyễn Đức Huy được kiểm soát an toàn ngay từ khâu sản xuất.
Hiện toàn tỉnh Lâm Đồng có 15 doanh nghiệp, hợp tác xã và trang trại đang phát triển gần 195 ha diện tích sản xuất nông nghiệp thông minh với các chủng loại sản phẩm rau, hoa, chè… Trong đó, Công ty Dalat Hasfarm sản xuất trên 167 ha hoa các loại ở thành phố Đà Lạt, huyện Đơn Dương và huyện Lâm Hà. Công ty Trách nhiệm hữu hạn Long Đỉnh canh tác 10 ha chè Ô Long ở xã Phúc Thọ, huyện Lâm Hà. Công ty Trách nhiệm hữu hạn Trường Hoàng ở thị trấn Liên Nghĩa, Đức Trọng sản xuất 6 ha lan hồ điệp.
Đến nay, Lâm Đồng có trên 54.400 ha ứng dụng công nghệ cao. Trong đó, diện tích canh tác trong nhà kính 4.500 ha, nhà lưới trên 1.200 ha, màng phủ nông nghiệp gần 11.000 ha, tưới tự động, bán tự động 28.057 ha và 50 ha canh tác thủy canh. (Còn tiếp)
Để ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu, đặc biệt là việc thiếu nước tưới trong mùa khô, nhằm phát triển nông nghiệp bền vững hơn cho vùng Tây Nguyên, các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu giống mới; nghiên cứu, chuyển giao phương pháp canh tác tổng hợp, tiên tiến. Đây được xem là giải pháp có tính chiến lược và triệt để nhất giúp thích ứng với biến đổi khí hậu và tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Tây Nguyên trồng nhiều giống cà phê năng suất cao. Ảnh: Trần Việt - TTXVN |
Đưa giống, kỹ thuật mới vào sản xuất
Tiến bộ kỹ thuật nổi bật thích ứng với biến đổi khí hậu phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp cho vùng Tây Nguyên trước hết là việc nghiên cứu các giống cây trồng mới. Theo Tiến sĩ Phan Việt Hà, Phó Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên (Wasi), ngoài các yêu cầu về năng suất cao, việc nghiên cứu các giải pháp về giống chín muộn cho cà phê, giống có khả năng chịu hạn, sâu bệnh cho cây cà phê và hồ tiêu, các giống có tính thích ứng rộng và chín sớm cho điều được xác định là giải pháp có tính chiến lược và triệt để nhất nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu và tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Đối với cây cà phê, thông qua đề tài nghiên cứu cấp Bộ “Nghiên cứu chọn giống cà phê vối chất lượng cao cho Tây Nguyên” đã chọn được hai giống cà phê TR14 và TR15 với các đặc điểm vượt trội: năng suất trung bình của các dòng từ 5 – 5,5 tấn nhân/ha, cao hơn so với dòng đối chứng TR16; khối lượng 10 nhân là 18,6 -23,0 g; tỷ lệ hạt nhân trên sàng 16 (loại 1 theo tiêu chuẩn Việt Nam) đạt 92,6 -97,4%. Đặc biệt, đây là hai giống kháng cao với bệnh gỉ sắt và chín muộn vào thời điểm giữa mùa khô nên ít bị ảnh hưởng bởi những đợt mưa muộn. Qua nghiên cứu cho thấy giống chín muộn hơn so với giống đại trà gần 1 tháng và chu kỳ tưới kéo dài 30 ngày vẫn không ảnh hưởng đến sự ra hoa, đậu quả, năng suất, chất lượng quả hạt.
Cây hồ tiêu cũng được các nhà khoa học tại Viện Wasi nghiên cứu và khuyến cáo bà con sử dụng các giống có khả năng cho năng suất cao, chất lượng tốt, ít mẫn cảm với sâu bệnh hại như Vĩnh Linh, Phú Quốc, Lộc Ninh... Đây có thể xem là các bước đầu tiên, cần thiết để đáp ứng tính cấp thiết trong sản xuất hồ tiêu.
Theo các nhà khoa học tại Viện Wasi, việc áp dụng các biện pháp quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) và thực hành nông nghiệp tốt (GAP) trong sản xuất cũng là một trong những giải pháp quan trọng để thích ứng với biến đổi khí hậu, nhất là đối với cây cà phê, hồ tiêu... Các đề tài khoa học cấp Bộ, cấp Nhà nước của Viện như: “Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật tổng hợp tiết kiệm chi phí đầu vào đối với cây cà phê ở Tây Nguyên”; “Nghiên cứu hoàn thiện quy trình quản lý cây trồng tổng hợp áp dụng cho cây cà phê”. Qua nghiên cứu đã xác định tổng hợp 3 thành phần chính trong ICM/GAP là quản lý dinh dưỡng tổng hợp, quản lý tưới nước tổng hợp và quản lý dịch hại tổng hợp với việc áp dụng đúng kỹ thuật canh tác tốt, ưu tiên các giải pháp sinh học cải tạo đất và phòng trừ sâu bệnh hại, xác định lượng phân bón thông qua phân tích đất, tưới nước tiết kiệm và phân bón thông qua nước, chú trọng các biện pháp bảo vệ đất và nguồn nước.
Kết quả cho thấy, đối với cây cà phê, khi áp dụng mô hình ICM, ngoài việc cải thiện về các tiêu chí sinh trưởng cũng như sâu bệnh hại, năng suất ở các mô hình chỉ tăng nhẹ (khoảng 10%) nhưng hiệu quả kinh tế tăng thêm 25%. Đặc biệt, lượng nước sử dụng để tưới có thể giảm 10 - 30% so với sản xuất đại trà do việc áp dụng các phương pháp xác định thời điểm tưới theo độ ẩm của đất, giúp việc chia sẻ tài nguyên nước cho các đối tượng cây trồng khác cần nước trong mùa khô. Ngoài ra, việc trồng xen các loại cây ăn quả có giá trị cao trong vườn cà phê cũng góp phần làm tăng tính bền vững về kinh tế và môi trường cho hệ thống canh tác.
Các mô hình ICM trên cây hồ tiêu được nghiên cứu tại tỉnh Gia Lai (huyện Chư Sê, Đắk Đoa, Chư Prông) cũng chứng minh hiệu quả rõ rệt. Cụ thể là, bệnh vàng lá chết chậm và héo lá chết nhanh trên cây hồ tiêu được hạn chế; đồng thời, tổng chi phí đầu tư giảm 16 - 25 triệu đồng một ha/năm so với canh tác truyền thống và tăng hiệu quả kinh tế so với đối chứng kinh nghiệm của nông dân là từ 27,5 - 46 triệu đồng/ha/năm.
Phát triển “nông nghiệp thông minh”
Trước những tác động của nhiều mặt, trong đó có ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đang ngày càng rõ nét và tác động tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp, nhiều tỉnh ở vùng Tây Nguyên đã khuyến khích và có những chính sách hỗ trợ người dân ứng dụng những tiến bộ trong khoa học vào sản xuất, trong đó Lâm Đồng là tỉnh tiên phong. Lâm Đồng xác định phát triển nông nghiệp thông minh là một trong những giải pháp quan trọng nhằm hạn chế thiệt hại do tác động của khí hậu, thời tiết, nâng cao nâng xuất, chất lượng sản phẩm, giảm chi phí đầu tư.
Theo ông Nguyễn Văn Sơn - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng, tỉnh định hướng phát triển nông nghiệp thông minh về quy mô, diện tích theo hướng hiện đại, đa chức năng, có chất lượng, thương hiệu. Theo đó, đến năm 2020, toàn tỉnh có trên 60.000 ha ứng dụng công nghệ cao, trong đó có gần 400 ha ứng dụng công nghệ cảm biến tự động nhiệt độ, độ ẩm, CO2, quản lý dinh dưỡng trong canh tác cây trồng rau, hoa, cây đặc sản và chè. Bên cạnh đó, tỉnh có chính sách hỗ trợ 10-12 mô hình cho tất cả địa phương xây dựng mô hình ứng dụng đồng bộ internet vạn vật (IoT) trong quản lý trang trại (lập kế hoạch sản xuất, cảnh báo thời tiết, dịch bệnh, nhật ký sản xuất, công việc và tiến trình mùa vụ), quản lý sản xuất (quản lý, giám sát sản xuất đến thu hoạch, sơ chế, đóng gói), quản lý bán hàng, quản lý kho hàng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm và quản lý tài chính…
Trang trại anh Nguyễn Đức Huy (nằm trên đường Lữ Gia, Đà Lạt, Lâm Đồng) khác với mô hình truyền thống mà áp dụng nông nghiệp thông minh bằng cách tự phát triển hệ thống tưới tiêu, kiểm soát chất lượng cây trồng qua một ứng dụng trên điện thoại thông minh.
Dựa trên những nguồn vô sinh và hữu sinh đã thu thập được, để thực hiện mô hình, anh Huy trang bị cục thu phát sóng wifi tại vườn và một thiết bị thu thập dữ liệu. Bộ điều khiển do chính anh thiết kế, lặp đặt cùng với một lập trình chứa các thông số nguồn vô sinh và hữu sinh trên cây trồng đã được cài đặt sẵn trên chiếc điện thoại thông minh và máy tính xách tay. Nguyên lý hoạt động của hệ thống kiểm soát là các cục thu thập dữ liệu được lắp đặt tại vị trí có những loại rau khác nhau trong vườn. Chúng sẽ tự động nhận dữ liệu truyền về bộ điều khiển. Bộ điều khiển này sẽ truyền tất cả các dữ liệu đã thu thập được trên vườn về thiết bị đã được kết nối với máy tính, điện thoại thông minh qua sóng wifi. Trên máy tính và điện thoại của anh Nguyễn Đức Huy, các thông số kỹ thuật để chăm sóc cho từng loại cây trồng đã được lập trình sẵn. Khi các dữ liệu được thu thập trên vườn tải về sẽ tự động đối chiếu với thông số kỹ thuật trên máy tính và điện thoại, từ đó cho ra kết quả chăm sóc cho vườn rau đã chính xác hay chưa.
Thông qua smartphone, anh Huy cũng dễ dàng điều chỉnh các thông số như lượng nước, chất dinh dưỡng... Vì vậy, nông sản của anh vừa phát triển đúng quy trình, vừa đảm bảo chất lượng và mang lại năng suất cao.
Anh Huy chia sẻ: “Từ khi áp dụng bộ điều khiển này tôi chủ yếu làm việc trực tuyến, công việc nhẹ nhàng mà hiệu quả lại rất cao”. Các loại cây trồng nhờ được chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật phù hợp với nên cho năng suất khá cao. Mỗi cây cà chua beef và ớt ngọt cho từ 6-8kg quả; cà chua picot đạt 8 - 10kg/cây. Hiện nay, diện tích đất sản xuất nông nghiệp của anh Nguyễn Đức Huy khoảng gần 1 ha đều được áp dụng hệ thống kiểm soát tự động. Theo đó, chất lượng sản phẩm nông nghiệp của gia đình anh Nguyễn Đức Huy được kiểm soát an toàn ngay từ khâu sản xuất.
Hiện toàn tỉnh Lâm Đồng có 15 doanh nghiệp, hợp tác xã và trang trại đang phát triển gần 195 ha diện tích sản xuất nông nghiệp thông minh với các chủng loại sản phẩm rau, hoa, chè… Trong đó, Công ty Dalat Hasfarm sản xuất trên 167 ha hoa các loại ở thành phố Đà Lạt, huyện Đơn Dương và huyện Lâm Hà. Công ty Trách nhiệm hữu hạn Long Đỉnh canh tác 10 ha chè Ô Long ở xã Phúc Thọ, huyện Lâm Hà. Công ty Trách nhiệm hữu hạn Trường Hoàng ở thị trấn Liên Nghĩa, Đức Trọng sản xuất 6 ha lan hồ điệp.
Đến nay, Lâm Đồng có trên 54.400 ha ứng dụng công nghệ cao. Trong đó, diện tích canh tác trong nhà kính 4.500 ha, nhà lưới trên 1.200 ha, màng phủ nông nghiệp gần 11.000 ha, tưới tự động, bán tự động 28.057 ha và 50 ha canh tác thủy canh. (Còn tiếp)
TTXVN