Nỗ lực phủ xanh đất trống, đồi trọc tại huyện miền núi Khánh Vĩnh

Khánh Vĩnh là huyện miền núi, nằm ở phía Tây tỉnh Khánh Hòa. Tính đến năm 2021, tổng diện tích có rừng và diện tích chưa có rừng quy hoạch 3 loại rừng trên địa bàn huyện là trên 106.109 ha, trong đó diện tích có rừng 91.555 ha, còn lại diện tích chưa có rừng. Theo số liệu của Ủy ban nhân dân huyện Khánh Vĩnh, trong tổng số diện tích có rừng năm 2021, diện tích rừng tự nhiên của huyện có trên 73.656 ha, gần 16.000 nghìn ha rừng trồng, tính chung độ che phủ rừng là 76,75%.

No luc phu xanh dat trong, doi troc tai huyen mien nui Khanh Vinh hinh anh 1Rừng keo của người dân xã Sông Cầu (Khánh Vĩnh, Khánh Hòa) mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Phan Sáu - TTXVN

Độ che phủ rừng của huyện có dấu hiệu suy giảm trong những năm gần đây, từ 77,9% xuống còn 76,75%. Nguyên nhân một phần do người dân khai thác rừng trồng. Ngoài ra, tình trạng phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật trên địa bàn huyện vẫn xảy ra, nhất là trong lâm phận Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lâm sản Khánh Hòa.

Giải thích về vấn đề này, Hạt Kiểm lâm huyện Khánh Vĩnh cho rằng, địa bàn huyện có tuyến đường 27C nối Lâm Đồng với Khánh Hòa đi qua giữa vùng lõi rừng tự nhiên của Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lâm sản Khánh Hòa quản lý. Lực lượng quản lý của Công ty mỏng nên gặp nhiều khó khăn trong công tác bảo vệ rừng.

Ông Nông Khánh Sơn, Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Khánh Vĩnh thông tin: Đơn vị kiến nghị tăng cường sự phối hợp giữa chủ rừng, Kiểm lâm, Công an và Bộ đội trong công tác tuần tra, xử lý việc khai thác rừng trái pháp luật trên địa bàn huyện đặc biệt là lâm phần do Công ty quản lý. Mặc khác, đơn vị đề xuất bóc tách những diện tích rừng bị lấn chiếm cho người dân có đất canh tác, tránh tình trạng người dân phá rừng trồng lấy đất sản xuất trên lâm phần của Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lâm sản Khánh Hòa.

Để thực hiện phủ xanh đất trống, đồi trọc, Ủy ban nhân dân huyện Khánh Vĩnh đã ban hành nhiều kế hoạch trồng rừng, trong đó, có đề án trồng rừng tập trung và trồng cây xanh phân tán theo chương trình “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” theo Quyết định số 524//QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Dự kiến, kế hoạch trồng cây xanh phân tán là 289.920 cây và trồng rừng sản xuất trên 1.164 ha.

Trên cơ sở đăng ký của Ủy ban nhân dân các xã và nguồn vốn do sở Kế hoạch và Đầu tư phân bổ là 1,85 tỷ đồng, Ủy ban nhân dân huyện dự kiến trồng trên 283 ha rừng trồng tập trung, 115.000 cây phân tán.

Để từng bước nâng độ che phủ rừng trên địa bàn, địa phương tuyên truyền, hỗ trợ kịp thời cho người dân thực hiện các dự án trồng rừng. Ngoài ra, thấy hiệu quả của cây keo trên đất lâm nghiệp, nhiều cá nhân, hộ gia đình đã đẩy mạnh trồng rừng sản xuất. Diện tích rừng sản xuất này góp phần không nhỏ vào việc gia tăng độ che phủ rừng của địa phương.

Phan Sáu

Tin liên quan

Phủ xanh hàng trăm hecta đồi cát sau khai thác khoáng sản ở Quảng Bình

Xã Sen Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình 10 năm trước là vùng cát trắng, cây cối khó phát triển. Do đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cấp phép khai thác khoáng sản cho các đơn vị khai thác khoáng sản titan. Việc khai thác khoáng sản và hoàn thổ lại diện tích đã khai thác là điều bắt buộc. Những năm qua, việc hoàn thổ diện tích khai thác khoảng sản đã đạt kết quả tốt. Hiện nay, hàng trăm hecta vùng đồi cát cằn cỗi nay đã được phủ xanh bằng các loại cây thích ứng với môi trường.


Bình Thuận: Trồng hơn 1.000 cây sao đen tại Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Cú

Ngày 9/1, Tỉnh đoàn Bình Thuận phối hợp với Công ty Viet Vision và Công ty Menard tổ chức hoạt động “Tái tạo và phủ xanh rừng sinh thái” tại Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Cú, thuộc Tiểu khu 300, xã Hàm Minh, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận. Đây là hoạt động ý nghĩa nằm trong Dự án cộng đồng “Rừng Việt Nam”.


Phủ xanh đất đồi kém hiệu quả ở Mường Khương

Là huyện thuần nông nằm ở vùng biên giới phía Đông Bắc của tỉnh Lào Cai, Mường Khương không chỉ tạo được vùng nguyên liệu lớn với các sản phẩm xuất khẩu chủ lực như: chè, dứa, chuối, quýt, gạo séng cù, ớt,… mà còn chú trọng việc hướng dẫn, giúp đỡ, định hướng cho người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có năng suất, giá trị cao trên các vùng đất xấu, bạc màu.


Hiệu quả từ mô hình trồng rừng trên núi đá tại Ninh Thuận

Với khí hậu khô nóng quanh năm, trồng rừng ở Ninh Thuận vốn đã gặp rất nhiều khó khăn, trồng rừng trên núi đá lại càng khó khăn gấp bội phần. Thế nhưng với nỗ lực nghiên cứu và quyết tâm, Ban Quản lý rừng phòng hộ ven biển Thuận Nam đã làm nên kỳ tích trồng phủ xanh núi đá bằng cây thanh thất. Loại cây đặc biệt này không chỉ cải thiện tốt môi trường mà còn góp phần tạo sinh kế bền vững cho cộng đồng địa phương.



Đề xuất