Ấp Bù Tam, xã Hưng Phước có trên 60% đồng bào dân tộc S'tiêng sinh sống. Trước đây, do trình độ dân trí thấp nên khi mắc bệnh, đồng bào chỉ biết hái lá rừng hoặc gọi thầy cúng đuổi con ma rừng. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến các căn bệnh sốt rét, tiêu chảy, cảm cúm, viêm nhiễm hô hấp và nhiều thứ bệnh khác gây nguy hiểm đến tính mạng.
Ông Phạm Thanh Cần, Bí thư Chi bộ ấp Bù Tam cho biết: “Trước đây, bà con còn nhiều hủ tục lạc hậu như: Sinh đẻ thì nhờ bà Mụ đỡ ngoài vườn, khám chữa bệnh cũng bằng cây thuốc tự nhiên theo kinh nghiệm dân gian, bệnh nặng lắm mới tới ông thầy Mo, thầy Cúng. Từ ngày có Trạm dân quân y ở đây, đã xóa được nhiều hủ tục lạc hậu, bà con dần có ý thức và có bệnh là đến ngay trạm xá”.
Cùng với việc tổ chức khám, cấp phát thuốc, các chiến sĩ quân y của trạm thường xuyên xuống từng nhà dân để khám chữa bệnh, đồng thời hướng dẫn bà con cách phòng tránh các bệnh thông thường và loại bỏ dần các phong tục, tập quán lạc hậu. Nhờ vậy, ý thức của đồng bào đã có sự chuyển biến mạnh. Khi có người ốm đau, đồng bào luôn tìm cách đưa đến Trạm quân dân y Biên phòng để được khám chữa bệnh và cấp phát thuốc.
Ông Điểu Dế, người dân ấp Bù Tam, xã Hưng Phước cho biết: “Có Trạm quân dân y, người dân chúng tôi rất phấn khởi, có bệnh hoặc đi cấp cứu không phải đi đâu xa. Dù bệnh nhẹ hay đêm hôm, nếu gọi cho cán bộ quân y là cán bộ đến ngay”.
Trung úy Cao Văn Phương, cán bộ phụ trách Trạm quân dân y ấp Bù Tam, khẳng định: "Ngoài nhiệm vụ khám điều trị bệnh tại trạm, chúng tôi còn phối hợp với trạm y tế của xã thường xuyên tuyên truyền về lối ăn, ở hợp vệ sinh, cách sống khoa học để đảm bảo sức khỏe. Đồng thời, hướng dẫn bà con thông qua các chiến dịch tẩm mùng mền và phun thuốc diệt muỗi, khử khuẩn".
Trong 5 năm qua, các trạm quân dân y trên địa bàn huyện ngoài công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, còn phối hợp với các tổ chức từ thiện trong và ngoài địa bàn khám bệnh, tư vấn sức khỏe, cấp thuốc miễn phí cho 10.000 lượt người; cấp cứu 100 lượt người, với tổng chi phí trên 300 triệu đồng cho các gia đình khó khăn trên địa bàn biên giới. Bên cạnh đó, các trạm quân dân y còn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục sức khỏe tại cộng đồng cho trên 2.000 lượt người về cách vệ sinh phòng chống dịch bệnh sốt rét, HIV/AIDS, an toàn vệ sinh thực phẩm, kế hoạch hóa gia đình.
Có thể nói, các trạm quân dân y ngoài nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, đã trở thành điểm tựa của đồng bào vùng biên, góp phần củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở ở tuyến đầu biên giới của Tổ quốc.
Ông Phạm Thanh Cần, Bí thư Chi bộ ấp Bù Tam cho biết: “Trước đây, bà con còn nhiều hủ tục lạc hậu như: Sinh đẻ thì nhờ bà Mụ đỡ ngoài vườn, khám chữa bệnh cũng bằng cây thuốc tự nhiên theo kinh nghiệm dân gian, bệnh nặng lắm mới tới ông thầy Mo, thầy Cúng. Từ ngày có Trạm dân quân y ở đây, đã xóa được nhiều hủ tục lạc hậu, bà con dần có ý thức và có bệnh là đến ngay trạm xá”.
|
Ông Điểu Dế, người dân ấp Bù Tam, xã Hưng Phước cho biết: “Có Trạm quân dân y, người dân chúng tôi rất phấn khởi, có bệnh hoặc đi cấp cứu không phải đi đâu xa. Dù bệnh nhẹ hay đêm hôm, nếu gọi cho cán bộ quân y là cán bộ đến ngay”.
|
Trong 5 năm qua, các trạm quân dân y trên địa bàn huyện ngoài công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, còn phối hợp với các tổ chức từ thiện trong và ngoài địa bàn khám bệnh, tư vấn sức khỏe, cấp thuốc miễn phí cho 10.000 lượt người; cấp cứu 100 lượt người, với tổng chi phí trên 300 triệu đồng cho các gia đình khó khăn trên địa bàn biên giới. Bên cạnh đó, các trạm quân dân y còn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục sức khỏe tại cộng đồng cho trên 2.000 lượt người về cách vệ sinh phòng chống dịch bệnh sốt rét, HIV/AIDS, an toàn vệ sinh thực phẩm, kế hoạch hóa gia đình.
Có thể nói, các trạm quân dân y ngoài nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, đã trở thành điểm tựa của đồng bào vùng biên, góp phần củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở ở tuyến đầu biên giới của Tổ quốc.
Báo Tin Tức