Thực hiện Nghị quyết số 87/NQ-HĐND ngày 14/7/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang về việc thông qua Đề án quy tụ các hộ sống rải rác ở các sườn núi cao, vùng thiên tai đặc biệt khó khăn, biên giới về sống tập trung tại các thôn bản, gắn với xây dựng nông thôn mới, nhằm giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản do mưa lũ gây ra. Theo báo cáo của UBND tỉnh Hà Giang, đến cuối năm 2019 Đề án đã thực hiện xong 4.692/4692 hộ, hoàn thành kế hoạch trước một năm. Tuy nhiên, đến nay việc triển khai Đề án này tại một số địa phương trong tỉnh vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Theo ghi nhận của phóng viên tại cụm dân cư tập trung thôn Bó Pèng, xã Minh Sơn, huyện Bắc Mê được triển khai theo Đề án quy tụ dân cư năm 2018 với hơn 20 hộ dân được di rời từ vùng lũ về nơi ở mới an toàn. Thế nhưng cho đến nay những hộ dân này vẫn phải sống trong cảnh không điện, không nước.
Để có điện sử dụng, các hộ dân ở thôn Bó Pèng phải tự góp tiền kéo điện về. Anh Mùa Mí Chứ, thôn Bó Pèng, cho biết mỗi hộ gia đình phải tự đóng góp tiền để kéo điện về, nhà nào gần cũng mất khoảng 5 triệu đồng, nhà xa thì mất tới 8 triệu đồng. Điện kéo về không có trạm biến áp nên cũng chỉ sử dụng chiếu sáng, không chạy được máy móc, đời sống người dân rất khó khăn. Nhân dân ở đây ai cũng mong muốn có điện lưới quốc gia để phát triển kinh tế, có nước sạch để đảm bảo sức khỏe.
Bà Củng Thị Mẩy, Chủ tịch UBND huyện Bắc Mê cho biết, cho đến thời điểm này đã gần hết năm 2020, sắp kết thúc giai đoạn thực hiện của Đề án quy tụ dân cư của tỉnh, thế nhưng nhiều nội dung chương trình theo kế hoạch chưa được đầu tư triệt để, cụm tái định cư thôn Bó Pèng chưa có điện lưới quốc gia, chưa có nước sạch. “Huyện mong muốn các chương trình về quy tụ dân cư tới đây nếu được đầu tư cần được triển khai triệt để, tránh dàn trải. Một khi đã đưa vào dự án, các điểm quy tụ dân cư phải được tập trung mọi nguồn lực đảm bảo đầy đủ cơ sở hạ tầng từ điện, đường và nước sạch sinh hoạt” – bà Mẩy kiến nghị.
Xín Mần là huyện phía Tây của tỉnh Hà Giang với địa hình dốc và chia cắt, hàng năm vào mùa mưa thường xuyên xảy ra lũ quét và sạt lở đất, gây thiệt hại về người và tài sản. Người dân sống ở vùng nguy cơ sạt lở luôn lo sợ, chính vì thế chính sách hỗ trợ các hộ dân sống rải rác ở các sườn núi cao, vùng thiên tai đặc biệt khó khăn về tập trung tại các thôn, bản đã nhận được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân.
Ông Nông Hữu Triệu, Phó Chủ tịch UBND xã Nàn Xỉn, huyện Xín Mần, cho biết Đề án hỗ trợ người dân di rời đến nơi ở mới, tránh nguy cơ sạt lở được bà con phấn khởi đón nhận, tuy nhiên mức hỗ trợ còn nhiều bất cập. Xã Nàn Xỉn là xã biên giới, hạn mức hỗ trợ có cao hơn so với các xã nội địa, thế nhưng để di rời một gia đình đến nơi ở mới cần có nguồn kinh phí phù hợp, những hộ di rời đa phần là hộ nghèo. Hiện hạn mức hỗ trợ mỗi hộ dân được di rời đến nơi ở mới là 50 triệu đồng/hộ, hạn mức này được áp dụng đối với những hộ ở thôn biên giới, thuộc xã biên giới. Còn những thôn nội địa thuộc xã biên giới được hỗ trợ thấp hơn với mức 32 triệu đồng/hộ; những hộ ổn định tại chỗ được hỗ trợ 10 triệu đồng/hộ. Đối với những hộ thuộc xã nội địa không phải xã biên giới mức hỗ trợ 10 triệu đồng cho những hộ ổn định tại chỗ, 20 triệu đồng cho những hộ phải di rời đến nơi ở mới.
Theo ông Sùng Văn Vinh, Phó Chủ tịch UBND xã Bản Ngò, huyện Xín Mần, mức hỗ trợ này sẽ rất khó khăn cho những hộ nghèo, họ sẽ không đủ điều kiện để di chuyển, nếu không có sự huy động từ nguồn lực khác thì khó có thể thực hiện được đề án. “Thực tế tại xã Bản Ngò hiện còn 8 hộ đang có nhu cầu di rời, nhưng chưa có kinh phí để thực hiện. Mức hỗ trợ tối thiểu để di rời một hộ dân đến nơi ở mới phải 50 triệu đồng trở lên mới có thể thực hiện được.” – ông Vinh đề xuất.
Bà Vũ Thị Hòa, Phó Chủ tịch UBND huyện Xín Mần cho biết, trong 5 năm qua, huyện Xín Mần đã tổ chức xây dựng phương án bố trí dân cư cho 1.410 hộ, trong đó tính đến thời điểm cuối tháng 8/2020 có 401 hộ đã thực hiện di chuyển đến nơi an toàn tập trung, 1.009 hộ thực hiện ổn định tại chỗ. Đặc biệt, trong quá trình thực hiện đã có 220 hộ xây dựng nhà kiên cố, còn lại đều đảm bảo các tiêu trí theo quy định. Huyện đã phải huy động nhiều nguồn lực để có thể thực hiện được công tác di rời.
Đề án quy tụ các hộ sống rải rác ở các sườn núi cao, vùng thiên tai đặc biệt khó khăn, biên giới về sống tập trung tại các thôn bản, gắn với xây dựng nông thôn mới của tỉnh Hà Giang, được lồng ghép ngân sách Trung ương và địa phương.
Để có điện sử dụng, các hộ dân ở thôn Bó Pèng phải tự góp tiền kéo điện về. Anh Mùa Mí Chứ, thôn Bó Pèng, cho biết mỗi hộ gia đình phải tự đóng góp tiền để kéo điện về, nhà nào gần cũng mất khoảng 5 triệu đồng, nhà xa thì mất tới 8 triệu đồng. Điện kéo về không có trạm biến áp nên cũng chỉ sử dụng chiếu sáng, không chạy được máy móc, đời sống người dân rất khó khăn. Nhân dân ở đây ai cũng mong muốn có điện lưới quốc gia để phát triển kinh tế, có nước sạch để đảm bảo sức khỏe.
Bà Củng Thị Mẩy, Chủ tịch UBND huyện Bắc Mê cho biết, cho đến thời điểm này đã gần hết năm 2020, sắp kết thúc giai đoạn thực hiện của Đề án quy tụ dân cư của tỉnh, thế nhưng nhiều nội dung chương trình theo kế hoạch chưa được đầu tư triệt để, cụm tái định cư thôn Bó Pèng chưa có điện lưới quốc gia, chưa có nước sạch. “Huyện mong muốn các chương trình về quy tụ dân cư tới đây nếu được đầu tư cần được triển khai triệt để, tránh dàn trải. Một khi đã đưa vào dự án, các điểm quy tụ dân cư phải được tập trung mọi nguồn lực đảm bảo đầy đủ cơ sở hạ tầng từ điện, đường và nước sạch sinh hoạt” – bà Mẩy kiến nghị.
Xín Mần là huyện phía Tây của tỉnh Hà Giang với địa hình dốc và chia cắt, hàng năm vào mùa mưa thường xuyên xảy ra lũ quét và sạt lở đất, gây thiệt hại về người và tài sản. Người dân sống ở vùng nguy cơ sạt lở luôn lo sợ, chính vì thế chính sách hỗ trợ các hộ dân sống rải rác ở các sườn núi cao, vùng thiên tai đặc biệt khó khăn về tập trung tại các thôn, bản đã nhận được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân.
Ông Nông Hữu Triệu, Phó Chủ tịch UBND xã Nàn Xỉn, huyện Xín Mần, cho biết Đề án hỗ trợ người dân di rời đến nơi ở mới, tránh nguy cơ sạt lở được bà con phấn khởi đón nhận, tuy nhiên mức hỗ trợ còn nhiều bất cập. Xã Nàn Xỉn là xã biên giới, hạn mức hỗ trợ có cao hơn so với các xã nội địa, thế nhưng để di rời một gia đình đến nơi ở mới cần có nguồn kinh phí phù hợp, những hộ di rời đa phần là hộ nghèo. Hiện hạn mức hỗ trợ mỗi hộ dân được di rời đến nơi ở mới là 50 triệu đồng/hộ, hạn mức này được áp dụng đối với những hộ ở thôn biên giới, thuộc xã biên giới. Còn những thôn nội địa thuộc xã biên giới được hỗ trợ thấp hơn với mức 32 triệu đồng/hộ; những hộ ổn định tại chỗ được hỗ trợ 10 triệu đồng/hộ. Đối với những hộ thuộc xã nội địa không phải xã biên giới mức hỗ trợ 10 triệu đồng cho những hộ ổn định tại chỗ, 20 triệu đồng cho những hộ phải di rời đến nơi ở mới.
Theo ông Sùng Văn Vinh, Phó Chủ tịch UBND xã Bản Ngò, huyện Xín Mần, mức hỗ trợ này sẽ rất khó khăn cho những hộ nghèo, họ sẽ không đủ điều kiện để di chuyển, nếu không có sự huy động từ nguồn lực khác thì khó có thể thực hiện được đề án. “Thực tế tại xã Bản Ngò hiện còn 8 hộ đang có nhu cầu di rời, nhưng chưa có kinh phí để thực hiện. Mức hỗ trợ tối thiểu để di rời một hộ dân đến nơi ở mới phải 50 triệu đồng trở lên mới có thể thực hiện được.” – ông Vinh đề xuất.
Bà Vũ Thị Hòa, Phó Chủ tịch UBND huyện Xín Mần cho biết, trong 5 năm qua, huyện Xín Mần đã tổ chức xây dựng phương án bố trí dân cư cho 1.410 hộ, trong đó tính đến thời điểm cuối tháng 8/2020 có 401 hộ đã thực hiện di chuyển đến nơi an toàn tập trung, 1.009 hộ thực hiện ổn định tại chỗ. Đặc biệt, trong quá trình thực hiện đã có 220 hộ xây dựng nhà kiên cố, còn lại đều đảm bảo các tiêu trí theo quy định. Huyện đã phải huy động nhiều nguồn lực để có thể thực hiện được công tác di rời.
Đề án quy tụ các hộ sống rải rác ở các sườn núi cao, vùng thiên tai đặc biệt khó khăn, biên giới về sống tập trung tại các thôn bản, gắn với xây dựng nông thôn mới của tỉnh Hà Giang, được lồng ghép ngân sách Trung ương và địa phương.
Nguyễn Chiến
(TTXVN)