Theo ông Phan Văn Mến, hiện tổng biên chế nhân sự của Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh là 1.319 người, trong đó nhân sự nữ chiếm 70%. Hàng năm, đơn vị phải thu bảo hiểm xã hội các loại từ 52.000 - 60.000 tỷ đồng, chi khoảng 30.000 tỷ đồng. Trung bình một nhân viên Bảo hiểm xã hội Thành phố mỗi năm thực hiện thu – chi khoảng 80 tỷ đồng. Bên cạnh đó, mỗi nhân viên còn phải thực hiện các công việc khác như đốc thu, phát triển đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội…
Mặc dù khối lượng công việc lớn, áp lực cao nhưng hiện nay mức thu nhập bình quân của nhân viên bảo hiểm xã hội chỉ từ 6 - 8 triệu đồng/người. Chính vì thế, nhiều nhân viên đã không chịu nổi áp lực và xin nghỉ việc hàng loạt. Trong 3 năm trở lại đây, có đến 192 cán bộ, nhân viên bảo hiểm xã hội xin thôi việc.
Riêng năm 2017, đã có 47 người xin thôi việc và từ đầu năm 2018 đến nay tiếp tục có 14 người nghỉ việc, trong đó có cả những nhân sự cấp trưởng, phó phòng.
“Số lượng thu – chi hàng năm của Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh tăng lên từ 18-25%, trong khi thu nhập thấp, nhân sự ngày càng ít khiến chúng tôi lo ngại tình trạng nhân viên nghỉ việc hàng loạt sẽ còn tiếp tục diễn ra trong thời gian tới”, ông Phan Văn Mến chia sẻ.
Mặc dù vậy, từ 1/7/2017 đến nay, Bảo hiểm xã hội Việt Nam yêu cầu Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục giảm 10% biên chế. Thời gian đầu, khối lượng công việc quá nhiều khiến Bảo hiểm xã hội Thành phố phải thuê lao động thời vụ. Tuy nhiên, hiện nay việc thuê lao động thời vụ cũng không thể thực hiện do quỹ lương eo hẹp.
Ông Phan Văn Mến cho rằng, đặc thù của Thành phố Hồ Chí Minh có quá nhiều doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, việc điều tra, xác minh, đốc thu mất nhiều công sức và thời gian. Do đó, thời gian tới, Bảo hiểm xã hội Thành phố cần bổ sung thêm 330 nhân sự mới để có thể đáp ứng nhu cầu.
Trước tình trạng cán bộ, viên chức của Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh nghỉ việc hàng loạt, ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng: Bảo hiểm xã hội Thành phố cần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin nhằm giảm áp lực công việc cho nhân viên, góp phần tăng năng suất lao động và giảm thiểu tình trạng nghỉ việc.
Theo ông Bùi Sỹ Lợi, từ thực tế đơn vị, Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh nên đề xuất cơ chế tiền lương và các chính sách phụ cấp đặc thù cho cán bộ, viên chức với cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Về lâu dài, ông Bùi Sỹ Lợi cho rằng, việc quản lý bảo hiểm xã hội không nên tuân theo địa giới hành chính mà nên gộp lại thành các khu vực nhằm giảm bớt áp lực cho nhân viên, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân đến làm thủ tục bảo hiểm xã hội. Điều này giúp việc phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội càng được đẩy mạnh, nhất là bảo hiểm xã hội tự nguyện.
“Ngoài các chính sách thì năng lực, thái độ ứng xử của nhân viên bảo hiểm xã hội cũng góp phần tạo nên sự hấp dẫn, tạo nên niềm tin của người dân đối với Bảo hiểm xã hội”, ông Bùi Sỹ Lợi nhấn mạnh./.
Toàn cảnh hội thảo nâng cao hiệu quả giám sát của cơ quan dân cử đối với việc thực thi chính sách, pháp luật về an sinh xã hội. Ảnh: thanhuytphcm.vn |
Mặc dù khối lượng công việc lớn, áp lực cao nhưng hiện nay mức thu nhập bình quân của nhân viên bảo hiểm xã hội chỉ từ 6 - 8 triệu đồng/người. Chính vì thế, nhiều nhân viên đã không chịu nổi áp lực và xin nghỉ việc hàng loạt. Trong 3 năm trở lại đây, có đến 192 cán bộ, nhân viên bảo hiểm xã hội xin thôi việc.
Riêng năm 2017, đã có 47 người xin thôi việc và từ đầu năm 2018 đến nay tiếp tục có 14 người nghỉ việc, trong đó có cả những nhân sự cấp trưởng, phó phòng.
“Số lượng thu – chi hàng năm của Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh tăng lên từ 18-25%, trong khi thu nhập thấp, nhân sự ngày càng ít khiến chúng tôi lo ngại tình trạng nhân viên nghỉ việc hàng loạt sẽ còn tiếp tục diễn ra trong thời gian tới”, ông Phan Văn Mến chia sẻ.
Mặc dù vậy, từ 1/7/2017 đến nay, Bảo hiểm xã hội Việt Nam yêu cầu Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục giảm 10% biên chế. Thời gian đầu, khối lượng công việc quá nhiều khiến Bảo hiểm xã hội Thành phố phải thuê lao động thời vụ. Tuy nhiên, hiện nay việc thuê lao động thời vụ cũng không thể thực hiện do quỹ lương eo hẹp.
Ông Phan Văn Mến cho rằng, đặc thù của Thành phố Hồ Chí Minh có quá nhiều doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, việc điều tra, xác minh, đốc thu mất nhiều công sức và thời gian. Do đó, thời gian tới, Bảo hiểm xã hội Thành phố cần bổ sung thêm 330 nhân sự mới để có thể đáp ứng nhu cầu.
Trước tình trạng cán bộ, viên chức của Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh nghỉ việc hàng loạt, ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng: Bảo hiểm xã hội Thành phố cần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin nhằm giảm áp lực công việc cho nhân viên, góp phần tăng năng suất lao động và giảm thiểu tình trạng nghỉ việc.
Theo ông Bùi Sỹ Lợi, từ thực tế đơn vị, Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh nên đề xuất cơ chế tiền lương và các chính sách phụ cấp đặc thù cho cán bộ, viên chức với cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Về lâu dài, ông Bùi Sỹ Lợi cho rằng, việc quản lý bảo hiểm xã hội không nên tuân theo địa giới hành chính mà nên gộp lại thành các khu vực nhằm giảm bớt áp lực cho nhân viên, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân đến làm thủ tục bảo hiểm xã hội. Điều này giúp việc phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội càng được đẩy mạnh, nhất là bảo hiểm xã hội tự nguyện.
“Ngoài các chính sách thì năng lực, thái độ ứng xử của nhân viên bảo hiểm xã hội cũng góp phần tạo nên sự hấp dẫn, tạo nên niềm tin của người dân đối với Bảo hiểm xã hội”, ông Bùi Sỹ Lợi nhấn mạnh./.
Đinh Hằng