Nếu như trước đây, chỉ có học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú huyện mới được ăn ở, sinh hoạt tại trường, còn cấp học khác ở các xã vùng cao đều tập hợp học sinh từ những nơi rất xa về, việc đi lại khá khó khăn, thì nay, nhờ mô hình bán trú, tại những điểm trường lẻ luôn duy trì tỷ lệ chuyên cần đạt 98 - 100% học sinh trong độ tuổi. Sinh hoạt tập thể thân thiện, gắn kết, mang tính giáo dục cao, khiến các em yên tâm theo học.
Đầu năm học này, tại xã Lao Chải, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, các tổ chức Đoàn đã khánh thành công trình thanh niên “Nhà bán trú cho em", sau thời gian huy động nguồn vốn xã hội hóa được gần 200 triệu đồng.
Chị Hoàng Thị Thanh Huyền, Bí thư huyện đoàn Vị Xuyên, cho biết: "Có trường bán trú, các em được ăn ở tại trường, được phục vụ hai bữa cơm trưa và tối, có thịt, rau, canh nóng. Chúng tôi rất phấn khởi và sẽ tiếp tục huy động các nguồn lực để mang mái trường ấm áp đến cho nhiều học sinh ở những vùng cao khác trên địa bàn huyện".
Triển khai từ năm 2013, chương trình “Nhà bán trú cho em” do Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phát động đã dành được sự quan tâm của cộng đồng, với sự chung tay của rất nhiều nhân vật nổi tiếng, như hoa khôi Thu Hương, diễn viên Chi Bảo, ca sĩ Uyên Linh, Thanh Thảo, Đức Tuấn, Hà Anh Tuấn... Các nhân vật nổi tiếng này dùng uy tín cá nhân để vận động, tạo sức lan tỏa trong các thành phần xã hội, nhất là với giới trẻ và khán giả hâm mộ. Các ca sĩ cùng ban tổ chức thực hiện nhiều chương trình ca nhạc ở các trường đại học, bán vé gây quỹ.
Theo đánh giá của bà Nguyễn Thúy Hồng, Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, Bộ giáo dục Đào tạo, đây là một chương trình rất ý nghĩa, giúp giáo viên và học sinh có được môi trường học tập tốt, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục do Bộ Giáo dục triển khai. Đồng thời, chương trình cũng tạo ra sự an tâm, là động lực cho các em đến trường.
Năm học này, chương trình hỗ trợ xây dựng thêm 20 điểm “Nhà bán trú cho em” và 60 điểm “Trường đẹp cho em” trên cả nước, tập trung vào 18 tỉnh, thành khó khăn như Sơn La, Điện Biên, Cao Bằng, Bắc Kạn… Trong đó, 10 điểm trường với 22 lớp học được xây dựng bằng phương pháp xây truyền thống, 1 điểm trường với 2 lớp học và 6 nhà bán trú dùng nhà lắp ghép. 26 điểm trường được xây dựng bằng phương pháp nhà tiền chế do các doanh nghiệp Nhật Bản tài trợ.
Anh Nguyễn Phi Long, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, cho biết năm nay đưa thiết kế mới vào và dùng công nghệ mới để xử lý tường, đảm bảo mỹ thuật, an toàn. Sẽ có thêm nhà vệ sinh, máy lọc nước, máy vi tính... Thông qua chương trình này, các tổ chức Đoàn- Hội mong kêu gọi được nhiều nhà tài trợ hơn nữa.
Dự kiến, trong giai đoạn tiếp theo, Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam sẽ vận động xây dựng từ 20-40 điểm nhà bán trú mỗi năm. Mỗi căn trị giá từ 200-500 triệu đồng.
Đầu năm học này, tại xã Lao Chải, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, các tổ chức Đoàn đã khánh thành công trình thanh niên “Nhà bán trú cho em", sau thời gian huy động nguồn vốn xã hội hóa được gần 200 triệu đồng.
Chị Hoàng Thị Thanh Huyền, Bí thư huyện đoàn Vị Xuyên, cho biết: "Có trường bán trú, các em được ăn ở tại trường, được phục vụ hai bữa cơm trưa và tối, có thịt, rau, canh nóng. Chúng tôi rất phấn khởi và sẽ tiếp tục huy động các nguồn lực để mang mái trường ấm áp đến cho nhiều học sinh ở những vùng cao khác trên địa bàn huyện".
Bàn giao nhà bán trú cho trường tiểu học số 2 xã Mù Cả, huyện Mường Tè. Ảnh: baomoi.com |
Triển khai từ năm 2013, chương trình “Nhà bán trú cho em” do Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phát động đã dành được sự quan tâm của cộng đồng, với sự chung tay của rất nhiều nhân vật nổi tiếng, như hoa khôi Thu Hương, diễn viên Chi Bảo, ca sĩ Uyên Linh, Thanh Thảo, Đức Tuấn, Hà Anh Tuấn... Các nhân vật nổi tiếng này dùng uy tín cá nhân để vận động, tạo sức lan tỏa trong các thành phần xã hội, nhất là với giới trẻ và khán giả hâm mộ. Các ca sĩ cùng ban tổ chức thực hiện nhiều chương trình ca nhạc ở các trường đại học, bán vé gây quỹ.
Theo đánh giá của bà Nguyễn Thúy Hồng, Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, Bộ giáo dục Đào tạo, đây là một chương trình rất ý nghĩa, giúp giáo viên và học sinh có được môi trường học tập tốt, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục do Bộ Giáo dục triển khai. Đồng thời, chương trình cũng tạo ra sự an tâm, là động lực cho các em đến trường.
Năm học này, chương trình hỗ trợ xây dựng thêm 20 điểm “Nhà bán trú cho em” và 60 điểm “Trường đẹp cho em” trên cả nước, tập trung vào 18 tỉnh, thành khó khăn như Sơn La, Điện Biên, Cao Bằng, Bắc Kạn… Trong đó, 10 điểm trường với 22 lớp học được xây dựng bằng phương pháp xây truyền thống, 1 điểm trường với 2 lớp học và 6 nhà bán trú dùng nhà lắp ghép. 26 điểm trường được xây dựng bằng phương pháp nhà tiền chế do các doanh nghiệp Nhật Bản tài trợ.
Anh Nguyễn Phi Long, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, cho biết năm nay đưa thiết kế mới vào và dùng công nghệ mới để xử lý tường, đảm bảo mỹ thuật, an toàn. Sẽ có thêm nhà vệ sinh, máy lọc nước, máy vi tính... Thông qua chương trình này, các tổ chức Đoàn- Hội mong kêu gọi được nhiều nhà tài trợ hơn nữa.
Dự kiến, trong giai đoạn tiếp theo, Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam sẽ vận động xây dựng từ 20-40 điểm nhà bán trú mỗi năm. Mỗi căn trị giá từ 200-500 triệu đồng.
Theo vov4.vov.vn