Tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa), khi Lễ quét làng diễn ra cũng là lúc khép lại chuỗi các sự kiện trong Lễ hội mùa Xuân. Ảnh: baolaocai.vn

Lễ quét làng - nét văn hóa độc đáo của người Xa Phó, Lào Cai

Năm nào cũng vậy, cứ đến tháng 2 âm lịch, cộng đồng người Xa Phó ở Lào Cai lại háo hức chuẩn bị cho nghi lễ quét làng. Đây là một nghi lễ cúng cộng đồng đặc sắc được tổ chức vào đầu năm để xua đuổi tà ma, bảo vệ sự yên lành, ấm no cho dân bản. Tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa), khi Lễ quét làng diễn ra cũng là lúc khép lại chuỗi các sự kiện trong Lễ hội mùa Xuân.

Cán bộ thôn Láo Lý, xã tả Phời (thành phố Lào Cai) tuyên truyền đến người dân về tác hại và hệ lụy của việc hôn nhân cận huyết thống. Ảnh: Quốc Khánh - TTXVN

Đẩy lùi "khoảng tối" hủ tục ở Láo Lý

Nằm trên địa bàn thành phố Lào Cai, nhưng thôn Láo Lý, xã Tả Phời, vẫn thuộc diện đặc biệt khó khăn, đang được hỗ trợ theo Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững của Chính phủ.
Người Xa Phó ở Nậm Kéng thêu thổ cẩm làm du lịch

Người Xa Phó ở Nậm Kéng thêu thổ cẩm làm du lịch

Ngược dốc quanh co, vượt qua đoạn đường gập ghềnh, chúng tôi đến Nậm Kéng, thôn người Xa Phó của xã Nậm Sài (huyện Sa Pa, Lào Cai), “thủ phủ” của nghề thêu tay thổ cẩm truyền thống đã được vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể năm 2014… Hơn 60 nóc nhà quần tụ, người Xa Phó ở bản Nậm Kéng cùng nhau đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, giữ gìn bản sắc, nghề truyền thống.
Người Xá Phó “rước hồn mẹ lúa”

Người Xá Phó “rước hồn mẹ lúa”

Khi những bông lúa trên nương bắt đầu chín, đồng bào Xá Phó (Lào Cai) xem lịch, chọn ngày tốt để chuẩn bị nghi thức tổ chức ăn cơm mới. Tết cơm mới của người Xá Phó có lịch sử hơn 300 năm, đến nay vẫn được bà con đồng bào Xá Phó duy trì và bảo tồn, trở thành nét văn hóa độc đáo trong cuộc sống thường nhật của họ. Để năm sau mùa màng tươi tốt, người Xá Phó thường tổ chức Tết cơm mới từ tháng Tám âm lịch.
Độc đáo Tết cơm mới của người Xá Phó ở Lào Cai

Độc đáo Tết cơm mới của người Xá Phó ở Lào Cai

Vừa qua, Bộ VHTTDL phối hợp với Sở VHTTDL tỉnh Lào Cai tổ chức phục dựng Lễ hội Tết cơm mới (còn gọi Già sợ da) của người Xá Phó (dân tộc Phù Lá) tại thôn Khe Van, xã Sơn Thủy, Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động nhằm thực Quyết định số 936/QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Phát triển văn hóa giai đoạn 2016-2020 về bảo tồn, phục dựng lễ hội truyền thống các dân tộc thiểu số thuộc chương trình mục tiêu phát triển văn hóa.
Sáo cúc kẹ của người Xa Phó

Sáo cúc kẹ của người Xa Phó

Ở xã Châu Quế Thượng (huyện Văn Yên, Yên Bái) có lẽ chỉ còn duy nhất nghệ nhân Đặng Thị Thanh là người Xa Phó biết thổi sáo cúc kẹ. Vì thế bà luôn đau đáu tìm mọi cách để truyền lại cho các thế hệ trẻ, bởi theo bà không còn sáo, người Xá Phó như mất đi một mảnh hồn, một báu vật thiêng liêng vậy.
Độc đáo sắc màu Xa Phó

Độc đáo sắc màu Xa Phó

Ngôn ngữ, trang phục và kho tàng văn nghệ dân gian là những yếu tố cơ bản làm nên đặc trưng văn hóa của một dân tộc. Cùng hệ thống ngôn ngữ mang tính độc lập, ít bị pha trộn, gồm những chuỗi âm thanh, xì xào như tiếng gió và một đời sống văn nghệ dân gian phong phú, người Xa Phó (tên gọi khác của dân tộc Phù Lá) ở xã Châu Quế Thượng, huyện Văn Yên (Yên Bái)  còn sở hữu những bộ trang phục độc đáo trong từng nét hoa văn và cách bài trí sắc màu trên váy áo.
Phong tục cưới hỏi của đồng bào Xa Phó Lào Cai

Phong tục cưới hỏi của đồng bào Xa Phó Lào Cai

Đồng bào Xa Phó ở Lào Cai có tập quán cưới hỏi khá độc đáo, khác lạ từ lễ vật thách cưới cho đến các nghi thức. Thời gian tổ chức cưới hỏi thường vào tháng một, tháng hai. Tiêu chuẩn chọn vợ, chọn chồng của người Xa Phó khá khắt khe. Những cô gái có tính nết hiền lành, biết thêu thùa, may vá và những chàng trai giỏi cày bừa, khỏe mạnh sẽ được nhiều người để ý, lựa chọn.