Anh Dương Rạch Sanh, ngụ ở quận 5 đang giữ hơn 2.500 kỷ vật của người Hoa ở TP. HCM là người đang xác lập kỷ lục Việt Nam: "Người sở hữu bộ sưu tập kỷ vật của người Hoa ở Việt Nam trước năm 1975 có số lượng nhiều nhất". Đây là bộ sưu tập lưu giữ những giá trị văn hóa đặc sắc và mang dấu ấn quá trình hội nhập của cộng đồng người Hoa ở Sài Gòn - Chợ Lớn
Thời gian qua, Công an tỉnh Bạc Liêu luôn quan tâm, chú trọng phát huy sức mạnh của quần chúng nhân dân, xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; trong đó, tiêu biểu là mô hình “Tổ tự quản trong người Hoa” tại thị trấn Ngan Dừa (huyện Hồng Dân), thu hút đông đảo nhân dân tham gia, góp phần chung tay cùng chính quyền địa phương, lực lượng Công an trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự và phát triển quê hương.
Sáng 1/11, tại Hội quán Nghĩa An (Quận 5), Ban Đại diện Phật giáo người Hoa Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thành phố đã khai mạc Đại lễ Trai Đàn cầu an “Vạn nhân duyên đại pháp hội” năm 2022, cầu quốc thái dân an, cầu nguyện vong linh các Anh hùng Liệt sỹ, cán bộ, chiến sĩ hy sinh và đồng bào tử nạn trong đợt dịch COVID-19.
Lễ khánh thành “Không gian văn hóa Hồ Chí Minh” tại Hội quán Tuệ Thành (chùa Bà Thiên Hậu), Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra sáng 28/10. Sự kiện do Ủy ban MTTQ Việt Nam Quận 5 phối hợp cùng Ban Quản trị Hội quán Tuệ Thành tổ chức.
Nhân dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần, chiều 17/1, đại diện lãnh đạo thành phố Đà Nẵng và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố đã đến thăm, tặng quà, chúc Tết đồng bào dân tộc Cơ Tu và người Hoa đang sinh sống tại các thôn Tà Lang, Giàn Bí (xã Hòa Bắc), thôn Phú Túc (xã Hòa Phú), thôn Trung Nghĩa (xã Hòa Ninh) thuộc huyện Hòa Vang.
Ngày 11/6, tại UBND xã Phú Tâm, huyện Châu Thành, UBND tỉnh Sóc Trăng tổ chức trao Thư khen của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gửi cụ Trần Cang (dân tộc Hoa), năm nay đã 98 tuổi nhưng vẫn tích cực trong công tác từ thiện xã hội.
Chúng tôi trở lại vùng đất Ninh Thạnh Lợi, huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) giữa tiết trời se lạnh của những ngày cuối năm 2020. Huyền thoại về vùng đất lửa anh hùng năm xưa cùng những đổi thay ngoạn mục nhờ con tôm, cây lúa hôm nay là minh chứng cho khát vọng đổi đời của các thế hệ nông dân Kinh - Khmer - Hoa cùng chung sống nơi đây.
Ngày 26/10/2020, tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội diễn Nghệ thuật quần chúng và Trình diễn trang phục truyền thống dân tộc Hoa lần thứ 8, năm 2020, với nội dung ca ngợi Đảng, Bác Hồ, ca ngợi truyền thống đoàn kết gắn bó giữa cộng đồng 3 dân tộc Kinh – Khmer – Hoa…
Lễ đón nhận bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Tập quán xã hội và tín ngưỡng Tết Nguyên tiêu của người Hoa ở quận 5” diễn ra vào chiều tối ngày 05/7 vừa qua với nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc như: “Nguyên tiêu thịnh hội”; chiếu phim về lễ hội Nguyên tiêu quận 5 qua 30 năm (1990- 2020); diễu hành nghệ thuật; chương trình văn hóa nghệ thuật đặc trưng của các cộng đồng người Hoa; triển lãm xe hoa đăng, tranh thủy mặc, thư pháp, đố đèn... với hơn 600 diễn viên từ các đoàn nghệ thuật, các đoàn lân sư rồng trong cộng đồng người Hoa Quận 5 biểu diễn. Trang thông tin điện tử báo ảnh DT&MN (TTXVN) trân trọng giới thiệu một số hình ảnh về các hoạt động trong khuôn khổ sự kiện trên.
Tối 5/7, Ủy ban nhân dân Quận 5 tổ chức lễ đón nhận bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp cho “Tập quán xã hội và tín ngưỡng Tết Nguyên tiêu của người Hoa Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh” tại Trung tâm Văn hóa Quận 5.
Từ xưa đến nay, hủ tiếu người Hoa nổi tiếng khắp Nam kì lục tỉnh. Mỗi loại hủ tiếu đều có hương vị độc đáo riêng, để từ đó, làm nên một bản sắc riêng cho ẩm thực người Hoa tại Việt Nam.
Người Hoa ở vùng nông thôn chủ yếu sống bằng nghề nông, coi lúa nước là đối tượng canh tác chính. Ở các thành phố, thị xã, thị trấn, họ làm nghề dịch vụ, buôn bán...
Sau Tết Nguyên đán, cộng đồng người Hoa nô nức vui xuân, chờ đón Tết Nguyên tiêu. Tết Nguyên tiêu còn gọi là Tết Thượng nguyên là lễ hội truyền thống của người Hoa được tổ chức vào ngày rằm tháng Giêng.
Hoạt động văn hóa tín ngưỡng của người Hoa ở Kiên Giang hướng đến việc tri ân các bậc tiền nhân, cầu mong mọi người được an lành, kinh doanh phát đạt...
Ngay từ những ngày đầu tháng 12 dương lịch, bà con người Hoa ở khu vực Chợ Lớn, Thành phố Hồ Chí Minh (khách du lịch gọi là China town) đã tưng bừng các hoạt động chào đón năm mới…
Lễ cúng cuối năm (Lễ Tạ thần) được cộng đồng người Hoa ở Bạc Liêu rất coi trọng, là dịp để tạ ơn các vị thần đã phù hộ cho gia đình một năm bình an, kinh doanh thuận lợi, đồng thời cũng là dịp để nhắn nhủ mọi người có trách nhiệm với ông bà, cha mẹ và cộng đồng.
Dịp áp Tết Nguyên đán, những người Hoa có tài thư pháp ở các phố như: Hải Thượng Lãn Ông, Nguyễn Trãi, Lương Nhữ Hài... ở quận 5 (Thành phố Hồ Chí Minh) lại bày bàn, xếp giấy, đặt bút nghiên để chuẩn bị cho một mùa chơi chữ mới.
Cùng với các món ăn hấp dẫn nổi tiếng như bún nước lèo, bò nướng ngói, bún gỏi dà, bánh cống, Sóc Trăng còn có món mì sụa, là món ăn truyền thống của cộng đồng người Hoa tại Sóc Trăng. Mì sụa được chế biến bằng nguyên liệu chính là đậu nành, nên cọng mì có màu vàng óng, thường to hơn so với các loại mì khác.