Theo ông Bàn Giao Trình, Trưởng thôn Ðoàn Kết, vào các buổi họp thôn, cùng với việc tuyên truyền, vận động bà con thực hiện tốt các đường lối, chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thôn đều tổ chức nói chuyện, ôn lại những phong tục, tập quán của cha ông để thế hệ trẻ biết và trân trọng. Nhờ đó, ý thức gìn giữ bản sắc dân tộc ở mỗi thành viên trong thôn đều được nâng cao.
Những lúc rảnh rỗi, phụ nữ Dao ở xã Đắk Wil lại làm bạn với từng đường kim, mũi chỉ để tạo ra các sản phẩm thêu mình yêu thích |
Hiện nay, mỗi gia đình trong thôn đều cất giữ từ 2- 3 bộ trang phục truyền thống của dân tộc và mỗi khi có dịp lễ như mừng sinh nhật, mừng thọ, lễ cấp sắc... tất cả mọi người lại mặc để chung vui với cộng đồng.
Chị Lý Thị Mai ở trong thôn chia sẻ: “Vào những ngày lễ tết, các thành viên trong gia đình đều mặc trang phục truyền thống để ghi nhớ những đặc trưng văn hóa của dân tộc. Dù cuộc sống còn nhiều khó khăn, nhưng bà con trong thôn ai cũng trân trọng, gìn giữ nét đẹp văn hóa của dân tộc, nên vui lắm”
Ðiều đáng nói ở đây là với phụ nữ Dao, việc thêu thùa, may vá là “thước đo” sự đảm đang nên những lúc rảnh rỗi, chị em ở hai thôn Thái Học và Ðoàn Kết thường quây quần bên nhau để cùng thêu nên những tấm vải mình yêu thích. Sau đó, chị em lại kéo nhau đến nhà bà Lý Mùi Phẩy ở thôn Thái Học để đặt may.
Mười mấy năm qua, chuyện may vá trang phục truyền thống của người Dao nơi đây đều do một tay bà Phẩy đảm nhận. Những tấm vải thêu sẵn, được bà cắt đo, may vá một cách chu đáo theo đúng kiểu cách, đặc trưng của dân tộc mình, khiến ai cũng khen ngợi và tiệm may của bà luôn tấp nập người đến may. Không những vậy, để gìn giữ nghề may cũng như nghề thêu thùa của dân tộc thì những lúc rảnh rỗi, bà đều làm “cô giáo” chỉ dạy cách cắt may, thêu thùa cho 2 cô cháu gái.
Bà Lý Mùi Phẩy cho biết: “Mỗi khi thấy ai mang đồ đến may là tôi lại cảm thấy vui. Vui ở đây không chỉ có thêm thu nhập mà là được thấy bà con mình vẫn quan tâm, yêu thích với văn hóa truyền thống của dân tộc, nên tôi cố gắng may sao cho đẹp, sắc sảo, không phụ lòng tin tưởng của bà con”.
Bên cạnh đó, những lễ hội truyền thống như: lễ cấp sắc, lễ cầu mùa, lễ mừng thọ, mừng sinh nhật… cũng được người dân nơi đây gìn giữ khá trọn vẹn. Mỗi khi lễ hội diễn ra thì khắp thôn trên, xóm dưới, mọi người đều đến chung vui và lúc này những làn điệu dân ca ví von cũng được cất lên một cách mượt mà, đằm thắm. Những món ăn “đặc sản” như rượu gạo, thịt muối chua, thịt lợn gác bếp, xôi đồ, bánh nếp... đều được các gia đình làm và mang đến góp vui cùng cộng đồng.
Ðặc biệt, trên cơ sở tập hợp những người đam mê văn hóa dân tộc, hiện tại người Dao ở hai thôn đã thành lập được một đội kèn truyền thống gồm 9 thành viên. Mỗi khi gia đình nào làm lễ cưới hỏi, hay trong thôn có sự kiện gì quan trọng thì đội kèn lại có mặt để góp vui, mang lại niềm phấn khởi cho người dân.
Không những vậy, trong thôn còn có rất nhiều người hát được dân ca và nhớ các câu chuyện, sự tích của dân tộc mình như các bà Triệu Thị Hương, Bàn Thung Trình... Vào những lúc nông nhàn, họ lại ngồi hát, kể cho nhau nghe để vơi bớt nỗi nhớ quê nhà và động viên nhau cố gắng làm ăn trên vùng đất mới.
Chị Lý Thị Mai ở trong thôn chia sẻ: “Vào những ngày lễ tết, các thành viên trong gia đình đều mặc trang phục truyền thống để ghi nhớ những đặc trưng văn hóa của dân tộc. Dù cuộc sống còn nhiều khó khăn, nhưng bà con trong thôn ai cũng trân trọng, gìn giữ nét đẹp văn hóa của dân tộc, nên vui lắm”
Ðiều đáng nói ở đây là với phụ nữ Dao, việc thêu thùa, may vá là “thước đo” sự đảm đang nên những lúc rảnh rỗi, chị em ở hai thôn Thái Học và Ðoàn Kết thường quây quần bên nhau để cùng thêu nên những tấm vải mình yêu thích. Sau đó, chị em lại kéo nhau đến nhà bà Lý Mùi Phẩy ở thôn Thái Học để đặt may.
Mười mấy năm qua, chuyện may vá trang phục truyền thống của người Dao nơi đây đều do một tay bà Phẩy đảm nhận. Những tấm vải thêu sẵn, được bà cắt đo, may vá một cách chu đáo theo đúng kiểu cách, đặc trưng của dân tộc mình, khiến ai cũng khen ngợi và tiệm may của bà luôn tấp nập người đến may. Không những vậy, để gìn giữ nghề may cũng như nghề thêu thùa của dân tộc thì những lúc rảnh rỗi, bà đều làm “cô giáo” chỉ dạy cách cắt may, thêu thùa cho 2 cô cháu gái.
Bà Lý Mùi Phẩy cho biết: “Mỗi khi thấy ai mang đồ đến may là tôi lại cảm thấy vui. Vui ở đây không chỉ có thêm thu nhập mà là được thấy bà con mình vẫn quan tâm, yêu thích với văn hóa truyền thống của dân tộc, nên tôi cố gắng may sao cho đẹp, sắc sảo, không phụ lòng tin tưởng của bà con”.
Bên cạnh đó, những lễ hội truyền thống như: lễ cấp sắc, lễ cầu mùa, lễ mừng thọ, mừng sinh nhật… cũng được người dân nơi đây gìn giữ khá trọn vẹn. Mỗi khi lễ hội diễn ra thì khắp thôn trên, xóm dưới, mọi người đều đến chung vui và lúc này những làn điệu dân ca ví von cũng được cất lên một cách mượt mà, đằm thắm. Những món ăn “đặc sản” như rượu gạo, thịt muối chua, thịt lợn gác bếp, xôi đồ, bánh nếp... đều được các gia đình làm và mang đến góp vui cùng cộng đồng.
Ðặc biệt, trên cơ sở tập hợp những người đam mê văn hóa dân tộc, hiện tại người Dao ở hai thôn đã thành lập được một đội kèn truyền thống gồm 9 thành viên. Mỗi khi gia đình nào làm lễ cưới hỏi, hay trong thôn có sự kiện gì quan trọng thì đội kèn lại có mặt để góp vui, mang lại niềm phấn khởi cho người dân.
Không những vậy, trong thôn còn có rất nhiều người hát được dân ca và nhớ các câu chuyện, sự tích của dân tộc mình như các bà Triệu Thị Hương, Bàn Thung Trình... Vào những lúc nông nhàn, họ lại ngồi hát, kể cho nhau nghe để vơi bớt nỗi nhớ quê nhà và động viên nhau cố gắng làm ăn trên vùng đất mới.
Theo baodaknong.org.vn