Len lỏi theo cụm, tuyến dân cư tại xã Vĩnh Lợi, gặp ông Nguyễn Văn Thắng, ngụ ấp Cả Nổ, xã Vĩnh Lợi, đang ngồi trông cháu ngoại trong căn nhà xen lẫn những căn bị bỏ hoang. Ông Thắng đang nợ tiền lô nền gần 10 triệu đồng chưa thể trả.Túng thiếu, nợ nần nên nhà cửa của ông chỉ dựng tạm bợ. Qua trò chuyện, ông Nguyễn Văn Thắng cho biết: “Những căn nhà bỏ hoang do người dân đi làm xa. Có khi tới Tết, họ mới về sửa nhà, nấu vài mâm cơm cúng tổ tiên rồi tiếp tục đi. Đa số người dân nơi đây đều là dân nghèo, phải tha phương cầu thực như đi làm công nhân ở Bình Dương, Đồng Nai, Tp. Hồ Chí Minh."
Cách đó vài căn, ông Nguyễn Thành Dạ ở xã Vĩnh Lợi, đời sống cũng không hơn gì ông Thắng. Cuộc sống của ông Dạ rất bấp bênh, giăng lưới ngày nào ăn ngày đó. Ông đã mua căn nhà 45 triệu đồng từ một người dân để lại, nhưng hiện ông vẫn còn nợ nhà nước 22,5 triệu đồng tiền nền, trong khi căn nhà sắp hỏng, không có tiền sửa chữa. Ông Thành Dạ than vãn: “Ở đây 10 hộ bỏ đi hết 8 hộ để mưu sinh vì không có gì làm để sinh sống. Người dân không trồng được hoa màu, chăn nuôi cũng không được, bắt buộc phải bỏ đi xa phương cầu thực".
Tình trạng người dân bỏ nhà đi làm ăn xa và xin trả lại nền nhà để trở về chốn cũ, hoặc tha phương mưu sinh ngày càng tăng. Theo thống kê, có 44 trường hợp người dân được bố trí trong tuyến dân cư ấp Cả Nổ, trả lại nền cho UBND xã Vĩnh Lợi. Ban đầu tuyến dân cư này dự kiến bố trí cho 530 hộ dân nhưng, số hộ cất nhà ở thật sự chỉ khoảng 200 hộ.
Theo ông Võ Hồng Vân, Phó chủ tịch UBND Xã Vĩnh Lợi, xã được Nhà nước chủ trương đầu tư 2 tuyến, 1 cụm dân cư, với 727 lô. Thực hiện theo sự chỉ đạo của UBND huyện Tân Hưng, UBND xã đã tổng rà soát trên toàn tuyến và hiện toàn xã còn khoảng 80 lô. Đây là những hộ được bố trí giao nền nhưng họ không vào ở. Vì vậy, UBND xã đang lập danh sách và thông báo trong thời gian 180 ngày, những hộ này nếu không về hoặc không liên hệ với địa phương thì sẽ kiến nghị thu hồi để bố trí những hộ khác có nhu cầu về nhà ở.
Tỉnh Long An có 165 cụm - tuyến dân cư vượt lũ, thế nhưng đến nay chỉ có 50% hộ dân vào ở (tức khoảng 17.000 hộ). Hiện còn hơn 10.600 hộ nhận nền nhà nhưng chưa xây dựng nhà ở và hơn 300 hộ xây nhà rồi bỏ hoang. Đại đa số người dân được bố trí vào cụm - tuyến dân cư vượt lũ là hộ gia đình chính sách, nghèo, cận nghèo không có đất sản xuất. Trong khi đó, nơi ở mới của họ chỉ đảm bảo “phần cứng” tức hạ tầng kỹ thuật, nhà ở cho việc “an cư”. Còn “phần mềm” là phát triển sinh kế, thu nhập, sinh hoạt văn hóa, tinh thần cho “lạc nghiệp” vẫn chưa được tính đến.
Sau 15 năm thực hiện cho thấy, chương trình xây dựng cụm – tuyến dân cư vượt lũ là một chủ trương đúng; không chỉ góp phần phát triển kinh tế xã hội mà còn mang tính nhân văn sâu sắc vì đã giúp hàng nghìn người dân vùng ngập lũ Đồng Tháp Mười, tỉnh Long An có chỗ ở an toàn. Tuy nhiên, hiện có rất nhiều người phải sống trong cảnh túng thiếu, thất nghiệp thậm chí là nợ nần ngay trên chính những cụm, tuyến dân cư vượt lũ này. Một khi bài toán “lạc nghiệp” chưa được chú trọng đúng mức thì tình trạng người dân không vào ở, hoặc xây dựng nhà xong bỏ hoang vẫn còn có thể tiếp diễn.
Cách đó vài căn, ông Nguyễn Thành Dạ ở xã Vĩnh Lợi, đời sống cũng không hơn gì ông Thắng. Cuộc sống của ông Dạ rất bấp bênh, giăng lưới ngày nào ăn ngày đó. Ông đã mua căn nhà 45 triệu đồng từ một người dân để lại, nhưng hiện ông vẫn còn nợ nhà nước 22,5 triệu đồng tiền nền, trong khi căn nhà sắp hỏng, không có tiền sửa chữa. Ông Thành Dạ than vãn: “Ở đây 10 hộ bỏ đi hết 8 hộ để mưu sinh vì không có gì làm để sinh sống. Người dân không trồng được hoa màu, chăn nuôi cũng không được, bắt buộc phải bỏ đi xa phương cầu thực".
Tình trạng người dân bỏ nhà đi làm ăn xa và xin trả lại nền nhà để trở về chốn cũ, hoặc tha phương mưu sinh ngày càng tăng. Theo thống kê, có 44 trường hợp người dân được bố trí trong tuyến dân cư ấp Cả Nổ, trả lại nền cho UBND xã Vĩnh Lợi. Ban đầu tuyến dân cư này dự kiến bố trí cho 530 hộ dân nhưng, số hộ cất nhà ở thật sự chỉ khoảng 200 hộ.
Theo ông Võ Hồng Vân, Phó chủ tịch UBND Xã Vĩnh Lợi, xã được Nhà nước chủ trương đầu tư 2 tuyến, 1 cụm dân cư, với 727 lô. Thực hiện theo sự chỉ đạo của UBND huyện Tân Hưng, UBND xã đã tổng rà soát trên toàn tuyến và hiện toàn xã còn khoảng 80 lô. Đây là những hộ được bố trí giao nền nhưng họ không vào ở. Vì vậy, UBND xã đang lập danh sách và thông báo trong thời gian 180 ngày, những hộ này nếu không về hoặc không liên hệ với địa phương thì sẽ kiến nghị thu hồi để bố trí những hộ khác có nhu cầu về nhà ở.
Tỉnh Long An có 165 cụm - tuyến dân cư vượt lũ, thế nhưng đến nay chỉ có 50% hộ dân vào ở (tức khoảng 17.000 hộ). Hiện còn hơn 10.600 hộ nhận nền nhà nhưng chưa xây dựng nhà ở và hơn 300 hộ xây nhà rồi bỏ hoang. Đại đa số người dân được bố trí vào cụm - tuyến dân cư vượt lũ là hộ gia đình chính sách, nghèo, cận nghèo không có đất sản xuất. Trong khi đó, nơi ở mới của họ chỉ đảm bảo “phần cứng” tức hạ tầng kỹ thuật, nhà ở cho việc “an cư”. Còn “phần mềm” là phát triển sinh kế, thu nhập, sinh hoạt văn hóa, tinh thần cho “lạc nghiệp” vẫn chưa được tính đến.
Sau 15 năm thực hiện cho thấy, chương trình xây dựng cụm – tuyến dân cư vượt lũ là một chủ trương đúng; không chỉ góp phần phát triển kinh tế xã hội mà còn mang tính nhân văn sâu sắc vì đã giúp hàng nghìn người dân vùng ngập lũ Đồng Tháp Mười, tỉnh Long An có chỗ ở an toàn. Tuy nhiên, hiện có rất nhiều người phải sống trong cảnh túng thiếu, thất nghiệp thậm chí là nợ nần ngay trên chính những cụm, tuyến dân cư vượt lũ này. Một khi bài toán “lạc nghiệp” chưa được chú trọng đúng mức thì tình trạng người dân không vào ở, hoặc xây dựng nhà xong bỏ hoang vẫn còn có thể tiếp diễn.
Thanh Bình