Hàng trăm vũ công trong trang phục dân gian sặc sỡ cùng khuôn mặt trang điểm tựa những xác chết đã tham gia diễu hành trên những đại lộ chính tại thủ đô Mexico City hôm 2/11/2024, nhân “Ngày của người chết” – một trong những lễ hội tâm linh quan trọng nhất tại Mexico cũng như một số quốc gia Mỹ Latinh.
Khoảng 17 giờ 10 phút ngày 30/3, trên đèo Bảo Lộc (địa phận thị trấn Đạ M’ri, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng) xe khách 52 chỗ đang lưu thông đã lao xuống vực. Lực lượng chức năng đang tổ chức cứu hộ tại hiện trường, hiện chưa có con số thương vong chính thức.
Theo Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) các địa phương thống kê thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ đến 7 giờ ngày 13/9 đã có 336 người chết và mất tích (trong đó 233 người chết, 103 người mất tích); 823 người bị thương.
Báo cáo của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Yên Bái, tính đến 8 giờ ngày 11/9, số người bị chết và mất tích do ảnh hưởng bão số 3 tại tỉnh là 41 người (37 người chết do sạt lở đất, 1 người chết vì ngạt nước; 3 người mất tích), 17 người bị thương. Trong đó, riêng thành phố Yên Bái có 20 người chết, huyện Lục Yên có 11 người chết và 3 người mất tích.
Đêm 24 rạng sáng 25/7, tại xã Mường Pồn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên đã bất ngờ xảy ra lũ quét, khiến ít nhất 7 người chết, mất tích, hàng chục ngôi nhà bị vùi lấp.
Theo ông Hoàng Mạnh Hùng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Giang, trên địa bàn vừa có thêm 1 nạn nhân chết do mưa lũ. Như vậy đến chiều 10/6, địa phương đã có 3 nạn nhân chết do mưa lũ, thiệt hại ban đầu ước tính 19,5 tỷ đồng.
Những ngày qua, tình hình mưa lũ nghiêm trọng đã và đang gây nhiều thiệt hại về người và tài sản tại các địa phương khu vực miền Trung. Theo Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai và phóng viên TTXVN tại các địa phương, tính đến chiều tối 15/11, mưa lũ đã làm 2 người chết, 3 người mất tích (Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế). Ngập lụt, sạt lở đất tại nhiều tỉnh, thành phố thuộc khu vực Trung Bộ.
Địa bàn tỉnh Kiên Giang tiếp tục có mưa lớn kèm theo dông, lốc, sóng biển dâng cao, gây thiệt hại nhiều tài sản của nhà nước và nhân dân. Đặc biệt ngày 18/7 tại tổ 5, ấp Củ Tron, xã đảo An Sơn, huyện Kiên Hải đã có một người chết, ba người bị thương do sập nhà chờ bến tàu cao tốc.
Sáng 1/5, ông Lương Huy Khanh, Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Ứng phó Biến đổi khí hậu – Phòng, chống thiên tai và Phòng thủ dân sự tỉnh An Giang cho biết, mưa lớn kèm giông, lốc xoáy và sét những ngày gần đây đã làm một người chết và gây thiệt hại nhiều nhà cửa của người dân.
Theo Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai và phóng viên TTXVN tại các địa phương, tính đến 17 giờ ngày 6/12, mưa lũ đã làm 5 người chết (Thừa Thiên - Huế 3 người, Sóc Trăng 2 người); 31 căn nhà ở An Giang bị sập và tốc mái; 2.903 nhà bị ngập (Thừa Thiên - Huế, Phú Yên), hiện nước đã rút hết; 10,3 ha lúa gieo sạ, 4 ha cây cảnh và 620,3ha hoa màu, 1,5 ha ao nuôi cá bị thiệt hại (Quảng Nam).
Chiều 5/8, Văn phòng Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lào Cai cho biết, đã có 1 người chết, 1 người mất tích do mưa lũ từ đêm 4 đến sáng 5/8 tại thị xã Sa Pa. Bên cạnh đó, mưa lũ đã làm hàng trăm ngôi nhà bị ảnh hưởng, gây nhiều thiệt hại về nông nghiệp, cơ sở hạ tầng trên địa bàn.
Ông Lê Văn Hạnh, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Gia Lai cho biết: Vào lúc 1 giờ ngày 9/2, trên địa bàn xã Đak Sơ Mei (huyện Đak Đoa) đã xảy ra vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng khiến 6 người chết, 3 người bị thương.
Cơ quan Cảnh sát điều tra (Công an tỉnh Yên Bái) vừa ra quyết định tạm giữ hình sự 3 đối tượng liên quan đến vụ một người chết ở ven đường dân sinh xảy ra hôm 1/8. Người tử vong là Chảo Chờ Plau (sinh năm 1952, cư trú tại thôn Làng Ca, xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn).
Theo thông tin từ ngành y tế tỉnh Quảng Trị, từ đầu tháng 2/2020 đến nay, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị đã ghi nhận 30 ca bệnh Whitmore do vi khuẩn Burkholderia Pseudomallei hay còn gọi là “vi khuẩn ăn thịt người” gây nên. Đáng chú ý đã có 4 người chết liên quan đến căn bệnh này.
Do ảnh hưởng của bão số 9, đầu giờ sáng 28/10, tại Bình Châu (Quảng Ngãi) đã đo được gió mạnh cấp 8, giật cấp 9; đảo Lý Sơn có gió mạnh cấp 9, giật cấp 11; Khu vực Quảng Ngãi đã có mưa to với lượng mưa trong 6 giờ qua phổ biến 60 - 120 mm. Có nơi mưa rất to trên 200mm như: tại Trà Hiệp (Quảng Ngãi) lượng mưa đo được là 253mm, Trà Thanh (Quảng Ngãi) là 242mm.
Theo Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, tính đến 17 giờ ngày 20/10, mưa lũ từ ngày 6-20/10 đã làm 133 người chết và mất tích, trong đó có 106 người chết; 371 ha lúa bị ngập, 6.989 ha hoa màu bị ngập, hư hại; 5.876 con gia súc, 685.225 con gia cầm bị chết, cuốn trôi; 16 tuyến quốc lộ, 163.150 m đường quốc lộ, 161.880 m đường giao thông địa phương bị ngập, sạt lở, hư hỏng tại các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị.
Đến trưa 8/10, mưa lớn ở tỉnh Quảng Trị tiếp tục kéo dài đã khiến nước trên các sông lên rất nhanh, nhiều địa bàn dân cư đã bị ngập sâu trong nước. Đặc biệt, mưa lũ đã làm 1 người chết và 6 người mất tích.
Theo thông tin từ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Sơn La, khoảng 16 giờ ngày 21/6, tại địa bàn xã Pá Ma Pha Khinh, huyện Quỳnh Nhai (Sơn La) đã xảy ra mưa dông, sấm sét, gây thiệt hại về người.
Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai – Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bắc Kạn cho biết, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp qua khu vực Bắc Bộ nối với vùng áp thấp suy yếu từ cơn bão số 1, ở các khu vựccủa tỉnh Bắc Kạn từ trưa 14 đến sáng 16/6 đã có mưa vừa, mưa to trên diện rộng, có nơi mưa rất to.
Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai cho biết: Tính đến hết ngày 29/5, mưa lũ, dông lốc, sạt lở đất ở khu vực Bắc Bộ đã làm 4 người chết và bị thương gồm: Em Nguyễn Thị Thanh (sinh năm 2009, thôn Quang Tiến, xã Quang Minh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang) bị chết do sạt lở đất. Ông Hoàng Văn Ngọc (sinh năm 1967, xã Chấn Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái) bị chết do lũ cuốn trôi. Anh Nguyễn Văn Hà (sinh năm 1986) và chị Nguyễn Thị Diệp (sinh năm 1987) đều trú xã Quang Minh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang bị thương do sạt lở đất.
Vào khoảng hơn 10h ngày 30/10, tại cơ sở chế biến hải sản xuất khẩu của một hộ gia đình ở thôn Quan Lang Đoài, xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình đã xảy ra vụ nổ lò hơi của dây chuyền chế biến hải sản khi đang hấp gion (một loại hải sản gần giống nhưng nhỏ hơn con hến). Vụ việc khiến 2 người là bà Bùi Thị Luân, sinh năm 1965, trú tại xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình và bà Lê Thị Búp, sinh năm 1964, trú tại xã Thụy Lương, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình tử vong tại chỗ. 15 người khác bị thương, 2 người may mắn thoát nạn.
Các nhà nghiên cứu văn hóa Mường định nghĩa về mo như thế này: “Mo là một nghi lễ tín ngưỡng, được tổ chức trong đám ma của người Mường, hình thành với vai trò sáng tạo và diễn xướng của ông mo, để tiễn đưa linh hồn người chết về mường ma, theo quan niệm tín ngưỡng người Mường”.
Vào khoảng 4 giờ sáng 2/6/2016, xe khách mang biển kiểm soát Lào UN 3897 của nhà xe Khánh Đơn (Nghệ An) chở 14 người (12 khách và 2 người nhà xe) đang trên hành trình từ Lào về Việt Nam đến km09+500 Quốc lộ 12A đoạn qua bản Noọng Bua, khu kinh tế Lằng Khằng, huyện Bua La Pha, tỉnh Khăm Muộn, Lào (cách Cửa khẩu Quốc tế Cha Lo tỉnh Quảng Bình 10 km) thì bất ngờ phát nổ gây cháy làm 8 người chết tại chỗ, 3 người bị thương nặng.
Vào khoảng 4h ngày 22/5 trên quốc lộ 1A đoạn đi qua thị trấn Thuận Nam, huyện Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) đã xảy ra vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiệm trọng khi hai xe khách tông nhau và đều bốc cháy.
Cơ quan Dân phòng Saudi Arabia cho biết, ngày 11/9, tại Đại Thánh đường của Thánh địa Mecca đã xảy ra một vụ sập cần cẩu, làm ít nhất 107 người thiệt mạng.