Ngày 24/3, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có công văn số 506/ATTP-NĐTT đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đơn vị chức năng tăng cường giám sát, triển khai các giải pháp kiểm soát an toàn thực phẩm trong thu hái, đánh bắt, tiêu dùng sản phẩm nông, lâm, thủy sản, sử dụng các loại nấm, cây, củ quả rừng tự nhiên…
Các nhà nghiên cứu ở Anh và Ireland mới đây đã đưa ra cảnh báo trẻ em dưới 8 tuổi không nên ăn đá bào có chứa glycerol. Lý do là bởi món giải khát có màu sắc bắt mắt, hấp dẫn trẻ nhỏ này tiềm ẩn nguy cơ gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.
Phó giáo sư, Tiến sĩ Đào Xuân Cơ - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết, bệnh viện đang tập trung mọi nguồn lực, tích cực, khẩn trương hội chẩn toàn bệnh viện để đưa ra phương án điều trị tốt nhất cho 32 bệnh nhi ngộ độc thuốc diệt chuột.
Ngày 9/1, đại diện lãnh đạo Thành phố Đông Triều, Quảng Ninh xác nhận trên địa bàn xảy ra vụ ngộ độc nghi do uống rượu ngâm rễ cây rừng khiến 5 người nhập viện, trong đó có một người tử vong trên đường đưa đi cấp cứu.
Thông tin từ Bệnh viện Đa khoa thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk), đơn vị vừa tiếp nhận 7 nạn nhân bị ngộ độc thực phẩm do ăn thịt của chó bị bệnh.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn cho biết, Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc đã cấp cứu, điều trị kịp thời cho hai trường hợp bị ngộ độc do ăn hoa chuông.
Sam biển quen thuộc và gắn liền với người dân các địa phương ven biển của tỉnh Nghệ An. Tại các huyện Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Nghi Lộc và các thị xã Hoàng Mai, Cửa Lò, các món ăn chế biến từ sam biển hiện diện khá đa dạng trong văn hóa ẩm thực của người dân và nằm trong thực đơn của nhiều nhà hàng, khách sạn. Điều đáng lo lắng, trong khi sam biển là loài hải sản không độc, có giá trị dinh dưỡng, thương phẩm thì loài so biển có họ hàng và ngoại hình, màu sắc rất giống con sam lại chứa độc tố tetrodotoxin cực mạnh, có thể gây tử vong khi con người ăn phải.
Sáng 15/10, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, thời gian vừa qua, Bệnh viện liên tục tiếp nhận các ca bệnh ngộ độc, thậm chí khó thở, hôn mê bất tỉnh, nguy hiểm tính mạng do uống loại nước được truyền bá có khả năng chữa bách bệnh.
Tối 28/5, trao đổi với phóng viên TTXVN, ông Phan Văn Tuyên, Chủ tịch UBND huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An xác nhận thông tin, sau bữa ăn trưa, hơn 70 công nhân Công ty may Việt Nhật (đóng trên địa bàn huyện Yên Thành) phải nhập viện cấp cứu, nghi do ngộ độc.
Ngày 28/3, ông Mai Văn Tường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Hành Tín Tây, huyện Nghĩa Hành (tỉnh Quảng Ngãi) cho biết, có 15 học sinh của xã có các biểu hiện nghi ngộ độc thực phẩm sau khi ăn kẹo không rõ nguồn gốc được bán trước cổng trường.
Ngày 12/1, Thạc sỹ, bác sỹ Từ Thị Mai Linh, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi tỉnh Gia Lai cho biết, liên quan đến vụ ba trẻ ngộ độc thịt cóc ngày 11/1, hiện tình trạng sức khỏe của cháu Siu Th. đã ổn định, qua cơn nguy kịch. Riêng trường hợp cháu Siu H. tử vong ngay khi vừa đến cổng bệnh viện.
Cơ quan chức năng đang làm việc với Ban Giám hiệu Trường Tiểu học Điện Biên 1 (thành phố Thanh Hóa) để làm rõ việc 9 học sinh có biểu hiện đau bụng, nôn ói sau buổi học ngày 21/12. Hiện 4 em đang được điều trị ở Bệnh viện Nhi, 5 em ở Bệnh viện Đa khoa thành phố.
Liên quan đến thông tin phản ánh có một số học sinh trên địa bàn Hà Nội biểu hiện ngộ độc nghi do ăn kẹo có xuất xứ không rõ ràng, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố đã kiểm tra, xác minh. Kết quả cho thấy, 11 học sinh Trường Trung học Cơ sở Nguyễn Quý Đức (quận Nam Từ Liêm) có dấu hiệu đau đầu, buồn nôn khi ăn cùng một loại kẹo không rõ nguồn gốc, bao bì in chữ nước ngoài.
Ngày 29/11, UBND huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) xác nhận trên địa bàn vừa xảy ra vụ nghi ngộ độc thực phẩm với trên 20 em học sinh Trường Trung học Cơ sở và Trung học Phổ thông Hoành Mô do ăn một loại kẹo có chữ nước ngoài, được mua ở gần cổng trường học.
Thời gian gần đây, một số trường học ở vùng cao của tỉnh Cao Bằng xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm do học sinh uống các loại nước ngọt rẻ tiền, không rõ nguồn gốc xuất xứ, có chữ nước ngoài in trên nhãn mác.
Sáng 9/9, ông Lê Xuân Cảnh, Chủ tịch UBND huyện Tuần Giáo (tỉnh Điện Biên) cho biết, 40 học sinh của Trường Phổ thông Trung học bán trú - Trung học Cơ sở Mùn Chung, xã Mùn Chung bị ngộ độc thể nhẹ đã được đưa đi cấp cứu kịp thời, sức khỏe đã ổn định và đang làm thủ tục ra viện.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang cho biết, ngày 20/8, bệnh viện tiếp nhận điều trị, cấp cứu hai ngư dân ăn trứng cá nóc bị ngộ độc là ông Trần Phương Bình (46 tuổi, ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) và ông Bùi Đình Lĩnh (41 tuổi, ở phường Bình San, thành phố Hà Tiên).
Liên quan đến vụ 11 trẻ bị ngộ độc do ăn quả hồng châu xảy ra tại huyện Đồng Văn, theo Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang, bác sỹ Chuyên khoa II Nguyễn Quốc Dũng, mặc dù được điều trị tích cực nhưng vì nhiễm độc quá nặng nên đến khoảng gần 20 giờ ngày 1/8, cháu S.T.M (9 tuổi, ở thôn Chua Só, xã Tả Lủng, huyện Đồng Văn) đã tử vong. Cũng trong chiều tối 1/8, sau khi hội chẩn, Bệnh viện đã chuyển 3 cháu về Bệnh viện Nhi Trung ương.
Bác sỹ Vũ Văn Đại, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Đồng Văn (Hà Giang) cho biết: Trong 2 ngày (31/7-1/8), Bệnh viện đã tiếp nhận cùng lúc 11 trẻ từ 3 đến 12 tuổi bị ngộ độc do ăn quả hồng châu. Trẻ bị ngộ độc đều là người dân tộc thiểu số ở thôn Chua Só, xã Tả Lủng và thôn Hồng Ngài, xã Lũng Táo.
Chiều 18/7, Ban Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận cho biết, đơn vị vừa cấp cứu kịp thời 3 cháu nhỏ là Cao Thị Ngọc K (5 tuổi), Tà La Văn Đ (4 tuổi) và Tà La Văn K (1 tuổi) cùng ở thôn Đá Hang, xã Vĩnh Hải (huyện Ninh Hải) bị ngộ độc do ăn phải hạt cây dầu mè.
Chiều 10/6, ông Thành Từ Dũ, Bí thư Huyện ủy Tân Biên, tỉnh Tây Ninh cho biết, trên địa bàn huyện tiếp tục ghi nhận có 3 trường hợp nghi bị ngộ độc do nấm phải nhập viện.
Liên quan đến vụ việc 3 người trong một gia đình ngộ độc nấm rừng tại Tây Ninh, chiều 8/6, thông tin từ Bệnh viện Chợ Rẫy Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, sau khi người chồng tử vong, người vợ đang trong tình trạng nguy kịch, tiên lượng khó qua khỏi.
Ngày 8/6, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai cho biết đã tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhân P.H.T (12 tuổi, ngụ xã Xuân Thọ, huyện Xuân Lộc) nhập viện cấp cứu nghi do ngộ độc nấm mọc trên xác nhộng ve sầu.
Ngày 6/6, thông tin từ Bệnh viện Bà Rịa cho biết, đơn vị đang điều trị cho một trường hợp ngộ độc do ăn phải nấm độc. Nạn nhân đang được điều trị và theo dõi sức khỏe tại Khoa Nội tổng hợp của Bệnh viện.
Chiều 3/6, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, bệnh viện vừa tiếp nhận điều trị cho 6 bệnh nhân bị ngộ độc do ăn nấm mọc từ xác ấu trùng ve sầu tại xã Cư Kbang, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk.
Sáng 29/5, ông Vũ Đức Nhuần, Phó Chủ tịch UBND huyện Di Linh (Lâm Đồng) cho biết, trên địa bàn huyện vừa ghi nhận một vụ ngộ độc do ăn nấm rừng khiến 10 người nhập viện điều trị. May mắn không có trường hợp nguy kịch. Tất cả nạn nhân đã được xuất viện.
Những ngày qua, liên tiếp xảy ra các vụ việc ngộ độc Botulinum trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh khiến nhiều người dân lo lắng. Đến nay, đã có 6 người nhập viện sau khi ăn chả lụa và mắm ủ lâu ngày có chứa độc tố Botulinum. Chuyên gia y tế cảnh báo, bất cứ ai cũng có nguy cơ ngộ độc Bulinum vì đây không phải là loại vi khuẩn hiếm gặp và người dân cần có kiến thức để phòng, tránh nguy cơ ngộ độc vi khuẩn này.
Ngày 7/4, Trung tâm y tế huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai cho biết: Trung tâm vừa tiếp nhận 3 người bị ngộ độc do ăn thịt cóc. Khi nhập viện, 3 người bị nôn liên tục, một người sau đó đã tử vong.
Chiều 6/4, bác sĩ Tô Mười - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Khu vực miền núi Bắc Quảng Nam cho biết: Nhờ triển khai phác đồ cứu chữa khoa học, kịp thời và hợp lý, đã có 7/9 nạn nhân bị ngộ độc do ăn cá chép muối ủ chua ở huyện miền núi Phước Sơn được xuất viện. Hai người còn lại là Y Ngái, Hồ Văn Điều vẫn thường bị biến chứng, rối nhịp thở, cần tiếp tục theo dõi trong vài ngày tới.