Tỉnh Hải Dương với hàng chục nghề truyền thống tồn tại hàng trăm năm trở lại đây. Nghề truyền thống không những giải quyết cho nhiều lao động ở địa phương mà còn đem lại nhiều tác phẩm cũng như vật dụng thiết thực trong đời sống. Tuy nhiên, nhiều làng nghề truyền thống đang đứng trước những thách thức, nguy cơ mai một nếu không có giải pháp thiết thực để bảo tồn và gìn giữ nghề truyền thống này.
Tại các cơ sở sản xuất và hộ gia đình làm nghề rèn ở làng nghề rèn Bàn Mạch, xã Lý Nhân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc vào những ngày cuối tháng 10/2024, có thể chứng kiến không khí hối hả làm việc của người dân làng nghề; đâu đâu cũng vang tiếng cười nói của nhóm thợ, cùng tiếng búa, cưa, tiếng quạt lò bễ và những tia lửa từ các thanh sắt đỏ rực bắn lên theo mỗi nhịp đập của người thợ. Khắp thôn xóm làng nghề xuất hiện từng đống sắt, thép nguyên liệu và những sản phẩm cơ khí mới hoàn thiện được bày từng hàng, từng lối ở các sân, xưởng các gia đình.
Người Dao ở xã Tả Phìn, huyện Sìn Hồ (Lai Châu) có nhiều nghề truyền thống như chạm bạc, thêu dệt thổ cẩm, nghề rèn… Trong đó, nghề rèn những nông cụ như con dao, chiếc xẻng, lưỡi cày cuốc… đang được chính quyền và nghệ nhân nơi đây quyết tâm gắn bó, giữ gìn.
Trong đời sống đồng bào Cơtu vùng núi Quảng Nam, nghề rèn chiếm một vị trí quan trọng. Bàn tay những người thợ rèn Cơtu tạo ra với nhiều sản phẩm có chất lượng phục vụ lao động, sản xuất và săn bắn.
Hiện nay, nhiều bản làng người Mông ở Lai Châu không còn giữ được nghề rèn truyền thống, nhưng với một số người Mông ở xã Tủa Sín Chải, huyện Sìn Hồ ( Lai Châu), ngọn lửa của nghề rèn vẫn rừng rực cháy.
Nhân dịp chào đón năm mới 2019, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Mông đến từ tỉnh Điện Biên đã giới thiệu nghề giữ lửa – nghề rèn độc đáo của dân tộc mình đến với đông đảo du khách tại Thủ đô.
Cao Bằng là miền đất đa sắc màu văn hóa với 8 dân tộc anh em cùng chung sống. Mỗi dân tộc có những sắc màu văn hóa riêng. Ở góc độ làng nghề thủ công truyền thống, có lẽ đặc sắc nhất vẫn là nghề rèn truyền thống của người Nùng An, xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên (Cao Bằng).
Nghề thủ công nói chung và nghề rèn của người Nùng An Phúc Sen, huyện Quảng Uyên (Cao Bằng) nói riêng hình thành và phát triển trên cơ sở của một nền nông nghiệp lúa nước và nương rẫy. Sản phẩm của nó phục vụ nhu cầu thiết yếu của đồng bào.
Dọc quốc lộ 3, cách thành phố Cao Bằng khoảng 30 km, là làng nghề rèn Phúc Sen ở đất Quảng Uyên. Bên những lò than đỏ lửa, tiếng đe tiếng búa, tiếng mài kim loại vang vọng vào núi đá. Người thợ rèn dân tộc Nùng đã tạo nên những sản phẩm bền nức tiếng.
Anh Huỳnh Thế Tiến, 47 tuổi, ở phường Thủy Châu, thị xã Hương Thủy (Thừa Thiên Huế) đã nỗ lực duy trì và phát triển nghề rèn truyền thống làng cầu Vực do cha ông để lại.
Người Xê - đăng ở xã Ngọc Tem, huyện Kon Plông (Kon Tum) hiện còn lưu giữ được nghề rèn truyền thống của dân tộc. Với bí quyết gia truyền, bà con đã chế tác những nông cụ chất lượng tốt phục vụ sinh hoạt, sản xuất.
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình làm nghề rèn truyền thống, ông Chả A Thùng, dân tộc Mông ở bản Đoàn Kết, xã Đắk Ngo (Tuy Đức - Đắk Nông) đã được cha truyền cho các kỹ thuật rèn và đã cố gắng gìn giữ cho đến ngày nay.