Để tạo hình tròn, nữ nghệ nhân này phải đi vòng quanh khối đất nặn, chứ không dùng bàn xoay như những nơi khác. Ảnh: Chu Quốc Hùng –TTXVN

Người giữ nghề làm gốm của đồng bào Chu Ru

Tưởng như đã thất truyền nhưng ở thôn Krăng Gọ 1, xã P’Ró, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng vẫn còn một nghệ nhân gần 70 tuổi làm gốm theo cách riêng của đồng bào Chu Ru. Làm gốm mà không dùng bàn xoay, không dùng lò nung mà chất củi đốt lộ thiên, để hình thành nên những chum, vại, ché, nồi, hay bộ ấm chén đất. Đó là nữ nghệ nhân dân gian Ma Ly.
Bảo tồn và phát triển nghề làm gốm của người Chăm tỉnh Ninh Thuận (Bài 1)

Bảo tồn và phát triển nghề làm gốm của người Chăm tỉnh Ninh Thuận (Bài 1)

“Nghệ thuật làm gốm của người Chăm” của Việt Nam được Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên Hợp quốc (UNESCO) ghi vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp ngày 29/11/2022. Đây là tin vui và đồng thời cũng là động lực để đồng bào Chăm, tỉnh Ninh Thuận triển khai các giải pháp bảo tồn và phát triển nghề gốm tương xứng với sự ghi nhận đó. Phóng viên TTXVN phản ánh nội dung này qua hai bài viết với chủ đề “Bảo tồn và phát triển nghề làm gốm của người Chăm tỉnh Ninh Thuận”.
Ông Lâm Hùng Sổi là một trong số ít nghệ nhân làm gốm mỹ nghệ ở làng gốm Bình Đức. Ảnh: Nguyễn Thanh – TTXVN

Bình Thuận bảo tồn và phát triển nghề gốm truyền thống của người Chăm

Nhằm bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Chăm, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận vừa phê duyệt Đề án Bảo tồn và phát triển nghề gốm truyền thống của người Chăm thôn Bình Đức, xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình.
Những điều ít biết về gốm của đồng bào Trường Sơn-Tây Nguyên

Những điều ít biết về gốm của đồng bào Trường Sơn-Tây Nguyên

Các dân tộc vùng Trường Sơn-Tây Nguyên từ thời xưa đã có nhu cầu sử dụng đồ gốm sứ. Bên cạnh việc mua, dùng tài sản để đổi các loại ché sứ được làm ra từ các lò gốm ở đồng bằng, đồng bào miền núi còn biết sản xuất những loại đồ gốm thô bằng đất nung. Đến nay, ở nhiều vùng, nghề làm gốm vẫn còn tồn tại, tiêu biểu là vùng núi Trường Sơn có người Cơ Tu; Bắc Tây Nguyên có nghề gốm của đồng bào Giẻ Triêng, Bahnar; Nam Tây Nguyên có nghề làm gốm của người M'Nông Rlăm...
Triển lãm sản phẩm gốm, dệt thổ cẩm của đồng bào Chăm

Triển lãm sản phẩm gốm, dệt thổ cẩm của đồng bào Chăm

Nằm trong chuỗi các hoạt động Festival biển Nha Trang - Khánh Hòa 2017, ngày 9/6, tại thành phố Nha Trang, Sở Văn hóa và Thể thao Khánh Hòa phối hợp với Trung tâm di tích Tháp Bà Ponagar tổ chức triển lãm hiện vật và biểu diễn nghề làm gốm, dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc Chăm.
Về Trù Sơn xem nghề làm gốm

Về Trù Sơn xem nghề làm gốm

Làng Trù Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An bao năm nay vẫn luôn ấm cúng bởi ánh lửa rực hồng của các lò nung làm nồi đất. Nơi đây là vùng duy nhất làm ra các loại nồi bằng đất ở xứ Nghệ và cũng là nơi hiếm hoi trong cả nước đến nay còn duy trì nghề làm nồi đất.