Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11: Thầy giáo của trẻ thơ

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11: Thầy giáo của trẻ thơ

Thầy giáo Bành Hữu Tình (sinh năm 1983), giáo viên Trường Tiểu học Suối Cát (huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa) là giáo viên duy nhất của Khánh Hòa được Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Bằng khen trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô năm 2023”.
Thầy và trò điểm trường Kể Cả trong một tiết học, tỷ lệ học sinh chuyên cần của điểm trường luôn đạt từ 98 đến 100%. Ảnh: Việt Dũng - TTXVN

Cống hiến thầm lặng của những người thầy “nơi cùng trời” Kể Cả

Bản Kể Cả của xã Chế Tạo là “nơi cùng trời” của huyện vùng cao Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái. Đây cũng là ngã ba giữa ba tỉnh Yên Bái - Sơn La - Lai Châu. Từ trung tâm xã, để đến được bản này phải mất gần hai giờ đi xe máy, qua khoảng 20 km đường dốc uốn lượn quanh co, sương mù dày đặc, đường đi cũng chỉ vừa 1 chiếc xe máy, nhiều đoạn đi qua cầu, suối, leo dốc khúc khuỷu.
Cô Lê Thị Hạnh bồi dưỡng, mở rộng kiến thức cho các em học sinh tham dự học sinh giỏi cấp tỉnh. Ảnh: Bích Huệ - TTXVN

Nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11: Cô giáo vùng cao Lê Thị Hạnh tận tụy, tâm huyết với nghề

Gần 20 năm gắn bó với học sinh vùng cao ở các điểm trường lẻ, cô giáo Lê Thị Hạnh (sinh năm 1978), giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Trung học Cơ sở Na Loi, huyện miền núi cao Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An, luôn tràn đầy nhiệt huyết, tận tụy với công việc "trồng người". Tình yêu nghề, lòng kính trọng, sự yêu quý của đồng nghiệp, học sinh và bà con dân bản chính là động lực để cô Hạnh vượt qua mọi khó khăn vất vả, mang kiến thức đến cho học sinh vùng cao.
Thầy giáo Hoàng Đức Mạnh - Trường THCS Lê Thanh ( huyện Mỹ Đức, Hà Nội) (thứ 2 từ phải sang) giao lưu với các học trò tại chương trình. Ảnh: Hoàng Hiếu - TTXVN

Chương trình "Thay lời tri ân năm 2020": Hạnh phúc giản dị của các thầy, cô giáo

Nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công đoàn Giáo dục Việt Nam phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức chương trình Thay lời tri ân năm 2020 với chủ đề "Hạnh phúc". Chương trình tôn vinh, tri ân các nhà giáo đã, đang thầm lặng vượt khó, cống hiến, đóng góp cho sự nghiệp trồng người của nước nhà.
Cô giáo trẻ nguyện gắn bó với ngôi trường vùng khó Cư San

Cô giáo trẻ nguyện gắn bó với ngôi trường vùng khó Cư San

Gần 8 năm công tác ở xã vùng khó, cô Nguyễn Vân Nhi, Trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở Tô Hiệu, xã Cư San, huyện M’Đrăk, tỉnh Đắk Lắk, dường như là một giáo viên “ngược đời” so với các đồng nghiệp. Khi đủ năm công tác ở vùng sâu, cô không xin về gần nhà mà vẫn muốn gắn bó với học trò nơi đây. Nguyện vọng lớn nhất của cô Vân Nhi là được công tác lâu dài ở vùng sâu, vùng xa, góp một phần sức lực của mình cho sự nghiệp giáo dục.
Thầm lặng những cô giáo mầm non xã vùng cao Quang Huy

Thầm lặng những cô giáo mầm non xã vùng cao Quang Huy

So với các cấp học khác thì bậc học mầm non có nhiều đặc thù, hầu như chỉ có các giáo viên nữ giảng dạy và độ tuổi của học sinh còn nhỏ. Do đặc điểm này, các giáo viên mầm non thường có những sự vất vả hơn đồng nghiệp ở cấp học khác, đặc biệt ở địa bàn vùng cao của tỉnh Sơn La, các giáo viên nữ lại càng gian nan, vất vả nhiều hơn.
Tâm huyết và trí tuệ của đội ngũ nhà giáo là yếu tố quyết định sự thành công đổi mới giáo dục

Tâm huyết và trí tuệ của đội ngũ nhà giáo là yếu tố quyết định sự thành công đổi mới giáo dục

Ngày 19/11, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh cùng Báo Sài Gòn Giải Phóng tổ chức lễ trao Giải thưởng Võ Trường Toản lần thứ 20 cho 40 nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu của thành phố. Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh dự lễ.