Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11): Phát huy giá trị di sản vì tương lai bền vững

Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11): Phát huy giá trị di sản vì tương lai bền vững

Hơn 4000 năm lịch sử đã để lại cho dân tộc Việt Nam những di sản văn hóa rất phong phú và đa dạng. Nó không chỉ là tài sản vô giá của dân tộc mà còn là nguồn lực quan trọng cho sự phát triển bền vững của đất nước. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và đô thị hóa mạnh mẽ, việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa càng trở thành một nhiệm vụ quan trọng, cấp bách.

Phú Thọ - Nghệ An hợp tác làm trưng bày kết nối miền di sản

Phú Thọ - Nghệ An hợp tác làm trưng bày kết nối miền di sản

Sáng 22/11, tại thành phố Vinh, Bảo tàng Nghệ An phối hợp với Bảo tàng Hùng Vương (tỉnh Phú Thọ) tổ chức trưng bày chuyên đề “Phú Thọ - Nghệ An, kết nối miền di sản” nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11), 10 năm Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh.

Di sản kéo co (Bài cuối)

Di sản kéo co (Bài cuối)

Sau 8 năm được UNESCO vinh danh, di sản kéo co chưa thực sự phát huy được giá trị văn hóa đặc sắc, công tác bảo tồn di sản vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, cần được sự đầu tư của Nhà nước, sự quan tâm của cộng đồng và của cơ quan quản lý văn hóa.
Trình diễn "Kéo co ngồi" của đền Trấn Vũ (Hà Nội). Ảnh: Tuấn Đức - TTXVN

Di sản kéo co (Bài 1)

Năm 2015, di sản kéo co của cộng đồng các nước gồm Hàn Quốc, Campuchia, Philippines và Việt Nam đã được UNESCO ghi danh vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại. Tám năm sau khi được vinh danh, cộng đồng sở hữu Nghi lễ và trò chơi kéo co vẫn đang nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị di sản này.
Khai mạc triển lãm ảnh và di sản “Huế trong tim tôi”

Khai mạc triển lãm ảnh và di sản “Huế trong tim tôi”

Nhân dịp kỷ niệm ngày Di sản Văn hóa Việt Nam, chiều 21/11, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Hội Nhịp cầu Nhiếp ảnh châu Á tổ chức khai mạc triển lãm ảnh và di sản với chủ đề "Huế trong tim tôi" tại Trường Lang Tử Cấm Thành, Đại Nội Huế.
Bộ dụng cụ y tế, kỷ vật thời kháng chiến của bà Đoàn Ngọc Sương, cứu chữa thương, bệnh binh những năm 1966 - 1975. Ảnh: Thu Hương - TTXVN

Giới thiệu đến công chúng 177 hiện vật, tư liệu thời kháng chiến

Ngày 21/11, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Kỷ vật thời kháng chiến”. Đây là sự kiện nhân kỷ niệm 18 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2023) và 83 năm Ngày Nam Kỳ khởi nghĩa (23/11/1940 - 23/11/2023), hướng đến 79 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2023).
Bảo vệ, phát huy di sản nghi lễ và trò chơi kéo co

Bảo vệ, phát huy di sản nghi lễ và trò chơi kéo co

Ngày 17/11, Tọa đàm giáo dục di sản kéo co với Hội kéo co Gijisi (thành phố Dangjin, Hàn Quốc) trong khuôn khổ Liên hoan trình diễn di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại đã diễn ra tại Bảo tàng Hà Nội. Tọa đàm do Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp cùng Hội Di sản Văn hóa Việt Nam tổ chức nhân Ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23/11.
Cầu nối phát huy giá trị di sản (Bài 2)

Cầu nối phát huy giá trị di sản (Bài 2)

Chuyển đổi số đang là yêu cầu cấp thiết, xu hướng tất yếu với tất cả các lĩnh vực trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã ảnh hưởng sâu sắc trên toàn cầu, trong đó có văn hóa, di sản.
Quang cảnh buổi biểu diễn Ca trù tại đình Kim Ngân (Hà Nội). Ảnh: Thành Đạt - TTXVN

Ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23/11: Sức sống mới của ca trù Hà Nội

Hơn 11 năm ca trù được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) vinh danh là Di sản văn hóa cần được bảo vệ khẩn cấp của nhân loại, với vị trí là một trong những cái nôi lớn của di sản, thành phố Hà Nội đã có nhiều hoạt động bảo vệ, góp phần dần đưa di sản này ra khỏi tình trạng bảo vệ khẩn cấp. Đáng chú ý, di sản ca trù tại Hà Nội đã có nhiều khởi sắc. Thành phố tiếp tục tạo môi trường thực hành, tôn vinh nghệ nhân, tài năng ca trù, xây dựng chế độ đãi ngộ nhằm bảo tồn, phát huy môn nghệ thuật quý.
Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11: Triển lãm “Không gian di sản văn hóa Việt Nam”

Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11: Triển lãm “Không gian di sản văn hóa Việt Nam”

Triển lãm “Không gian Di sản Văn hóa Việt Nam” diễn ra từ ngày 22- 27/11 tại Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam (Hà Nội) là hoạt động ý nghĩa chào mừng Ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23/11. Đây cũng là sự kiện văn hóa, du lịch quan trọng, nhằm giới thiệu, quảng bá, tôn vinh các giá trị di sản văn hoá, thiên nhiên và danh thắng độc đáo của Việt Nam, nhất là di sản đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh, giúp công chúng trong nước, quốc tế hiểu hơn về đất nước, con người Việt Nam.
Bà H’Yam (trái), Giám đốc Hợp tác xã Dệt thổ cẩm Tơng Bông hướng dẫn xã viên dệt thổ cẩm. Ảnh: TTXVN phát

Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11): Vinh danh sắc màu thổ cẩm Việt

Thổ cẩm là loại vải được đồng bào dân tộc dệt thủ công với những họa tiết, hoa văn độc đáo nổi lên như thêu. Hoa văn thổ cẩm có những nét đặc trưng riêng để khi nhìn vào đó mọi người phân biệt được các tộc người. Không chỉ là nét văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc, ngày nay, thổ cẩm đã khơi nguồn cảm hứng sáng tạo cho nhiều nhà thiết kế, đưa thổ cẩm ra thế giới và thực hiện nhiều hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị.
Người "truyền lửa" nghề đúc đồng truyền thống làng Chè Đông

Người "truyền lửa" nghề đúc đồng truyền thống làng Chè Đông

Là một trong những người đã góp phần rất lớn vào việc khôi phục, truyền lửa và phát huy giá trị nghề đúc đồng truyền thống của Chè Đông, nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Bá Châu ở thôn 5, xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa) đã vào nghề được 40 năm có lẻ nhưng ông vẫn luôn trăn trở với việc truyền nghề, dìu dắt các thế hệ con cháu tiếp nối truyền thống của cha ông.
Độc đáo phong tục ăn Tết của người Hà Nhì vùng biên giới Mường Tè

Độc đáo phong tục ăn Tết của người Hà Nhì vùng biên giới Mường Tè

Năm nay, đồng bào dân tộc Hà Nhì ở các xã vùng cao biên giới Ka Lăng, Thu Lũm, Tá Bạ, Mù Cả thuộc huyện Mường Tè (Lai Châu) nô nức ăn Tết cổ truyền bắt đầu ngày 21/11, tức ngày 7/10 âm lịch. Đây là dịp để mọi người nghỉ ngơi, vui chơi và các gia đình đi chúc Tết lẫn nhau sau một năm lao động, thu hoạch mùa vụ.
Hải Dương trưng bày trên 200 tài liệu, hiện vật về nghề cổ truyền

Hải Dương trưng bày trên 200 tài liệu, hiện vật về nghề cổ truyền

Ngày 18/11, Bảo tàng tỉnh Hải Dương tổ chức khai mạc cuộc trưng bày chuyên đề “Nghề cổ truyền tỉnh Hải Dương”. Trên 200 tài liệu, hiện vật, hình ảnh được sưu tầm, lựa chọn, trưng bày để giới thiệu đến công chúng khái quát quá trình hình thành, phát triển của 32 nghề, làng nghề cổ truyền của tỉnh Hải Dương qua các thời kỳ.
Phát động cuộc thi sáng tác “Người giữ màu dân tộc”

Phát động cuộc thi sáng tác “Người giữ màu dân tộc”

Ngày 29/9, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phát động Cuộc thi sáng tác “Người giữ màu dân tộc”, chào mừng kỷ niệm các sự kiện trọng đại của Thủ đô và đất nước năm 2020, kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội, hướng tới Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11.
Kỷ niệm 100 năm Bảo tàng Điêu khắc Chăm khánh thành và mở cửa đón khách tham quan

Kỷ niệm 100 năm Bảo tàng Điêu khắc Chăm khánh thành và mở cửa đón khách tham quan

Chiều 22/11, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11), Bảo tàng Điêu khắc Chăm tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm ngày khánh thành và mở cửa đón khách tham quan (năm 1919 – 2019). Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu chặng đường 100 năm xây dựng và phát triển của Bảo tàng Điêu khắc Chăm - một trong những điểm đến hấp dẫn của du khách trong nước và quốc tế khi đến tham quan thành phố Đà Nẵng.
Số hóa để bảo tồn, phát huy hiệu quả giá trị di sản

Số hóa để bảo tồn, phát huy hiệu quả giá trị di sản

Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ 4, công nghệ, kỹ thuật số phát triển mạnh mẽ đã tạo ra nhiều thành tựu, giúp ích đắc lực cho đời sống xã hội. Trong đó, công nghệ kỹ thuật số được coi là cánh tay đắc lực trong vấn đề lưu giữ, bảo tồn và phát huy giá trị di tích, di sản, tạo ra nhiều trải nghiệm mới cho du khách tham quan.
Di sản văn hóa - du lịch góp phần quảng bá hình ảnh quốc gia

Di sản văn hóa - du lịch góp phần quảng bá hình ảnh quốc gia

Di sản văn hóa luôn là nguồn tài nguyên quý báu, góp phần làm nên thương hiệu, hình ảnh của mỗi quốc gia, dân tộc. Việt Nam đã trải qua hàng ngàn năm dựng nước, qua nhiều thời kỳ lịch sử, cùng với đó là lớp lớp di sản của các nền văn hóa được hình thành, phát triển. Đất nước ta cũng được thiên nhiên ưu đãi, ban tặng nhiều cảnh quan, di sản có giá trị. Chính những di sản văn hóa, thiên nhiên đã góp phần đưa hình ảnh, đất nước, con người Việt Nam đến với bạn bè quốc tế, thu hút đông đảo khách du lịch đến nước ta.
Trải nghiệm sắc màu văn hóa dân tộc Dao

Trải nghiệm sắc màu văn hóa dân tộc Dao

Ngày 17/11, Bảo tàng tỉnh Sơn La tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm “Sắc màu văn hóa dân tộc Dao” với sự tham gia của đông đảo người dân địa phương và du khách thập phương. Đây là hoạt động ý nghĩa, thiết thực hướng tới kỷ niệm 14 năm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005-23/11/2019).
Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk tiếp nhận hơn 700 hiện vật giá trị

Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk tiếp nhận hơn 700 hiện vật giá trị

Nhân Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam, ngày 23/11, Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk tổ chức tiếp nhận nhiều tài liệu, hiện vật có giá trị. Đây là lần đầu tiên Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk tổ chức tiếp nhận tài liệu, hiện vật do các tổ chức, cá nhân hiến tặng.
Chùm ảnh về một số di sản văn hóa nổi bật của Việt Nam

Chùm ảnh về một số di sản văn hóa nổi bật của Việt Nam

Bắt đầu từ năm 2005, ngày 23/11 được lấy làm "Ngày Di sản văn hóa Việt Nam". Mục đích nhằm phát huy truyền thống và ý thức trách nhiệm của những người làm công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam, động viên các tầng lớp xã hội tham gia tích cực vào sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc. Đây cũng là dịp giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm bảo vệ di sản văn hóa trong toàn dân; di sản văn hóa dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. 
Sẽ tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23/11 năm 2018

Sẽ tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23/11 năm 2018

Từ ngày 23/11 – 2/12, chuỗi hoạt động văn hóa kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23/11 mang tên “Nét xưa” do Ban quản lý Phố cổ Hà Nội phối hợp cùng các câu lạc bộ, các nhà nghiên cứu tổ chức sẽ diễn ra tại phố cổ Hà Nội. Thông tin này được Ban quản lý Phố cổ Hà Nội công bố vào chiều 15/11.
Khai mạc triển lãm tranh cổ động toàn quốc

Khai mạc triển lãm tranh cổ động toàn quốc

Thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày toàn quốc kháng chiến, chào mừng Ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23/11 và nằm trong chuỗi hoạt động chuẩn bị cho Ngày hội văn hóa dân tộc Mông toàn quốc lần thứ II, ngày 15/11 tại Quảng trường 26/3 thành phố Hà Giang, Cục Văn hóa Cơ sở - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với tỉnh Hà Giang khai mạc triển lãm tranh cổ động toàn quốc.