Nhiệt tình, trách nhiệm, đặc biệt yêu rừng, say mê giới thiệu với du khách bằng giọng điệu pha chút hóm hỉnh, hài hước những đặc tính của từng loài thực vật, động vật trong rừng ngập mặn là cảm nhận của chúng tôi về Thạc sĩ Bùi Nguyễn Thế Kiệt, Trưởng phòng Quản lý Phát triển tài nguyên (Ban Quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh).
Theo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Ngãi, mưa lớn trong hai ngày (27-28/12) đã khiến nước sông Trà Câu dâng cao vượt trên mức báo động 3; gây ngập gần 60 nhà dân ở Tổ dân phố 1, phường Phổ Minh, thị xã Đức Phổ.
Ngày 18/10, Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Quảng Trị cho biết, từ ngày 17/10 đến sáng 18/10 trên địa tỉnh đã có mưa to đến rất to; lượng mưa phổ biến từ 80 - 150 mm, một số nơi cao hơn như: Ba Lòng (Đakrông) 176,2 mm, Mỹ Chánh (Hải Lăng) 190,6mm, Đập thủy điện La Tó 232mm (Đakrông).
Do ảnh hưởng của mưa lớn và các nhà máy thủy điện liên tục xả lũ, nhiều địa phương trong tỉnh Nghệ An đã xảy ra ngập nặng, gây thiệt hại lớn về tài sản và sản xuất nông nghiệp, thủy sản của nhân dân. Đến sáng 28/9, tại các địa phương trong tỉnh, công tác khắc phục hậu quả mưa lũ tiếp tục được triển khai.
Theo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, mưa lũ ở khu vực Trung Bộ từ ngày 6-8/10 đã làm 37 xã bị ngập sâu, chia cắt cục bộ, 11 người chết và mất tích.
Sáng 9/8, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Phạm S cùng đoàn lãnh đạo thành phố Bảo Lộc đã đến kiểm tra công tác khắc phục hậu quả mưa lũ do hoàn lưu bão số 3 tại đèo Bảo Lộc và các vùng bị mưa lũ của thành phố Bảo Lộc.
Sau gần một ngày ngập cục bộ, đến chiều tối 2/7, những nỗ lực của chính quyền huyện Ngọc Hồi và Công ty cổ phần Quản lý và xây dựng đường bộ Kon Tum đã giúp tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn qua thôn Ngọc Hiệp, xã Đắk Dục, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) đã được khắc phục. Đây là lần thứ hai trong nửa tháng qua (lần trước vào ngày 19/6) đoạn đường trên bị ngập cục bộ khi mưa xuống, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân.
Trong nhiều năm qua, chống ngập tại Thành phố Hồ Chí Minh luôn nhận được sự quan tâm của cả lãnh đạo các bộ, ngành trung ương và được xác định là một trong những chương trình trọng điểm. Chính vì vậy, nhiều nguồn lực cũng đã được đầu tư với các chương trình, dự án được triển khai. Tuy nhiên, câu chuyện chống ngập do mưa và triều cường gây ra tại thành phố này đến nay vẫn còn nhiều bất cập, chưa giải quyết được thấu đáo.
Cơn mưa lớn xảy ra từ 18 giờ và kéo dài 1 giờ trong chiều 26/9 đã gây ngập nhiều tuyến đường ở Quận 9, Gò Vấp, Thủ Đức, Bình Thạnh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo báo cáo nhanh của các huyện Vĩnh Lộc, Thạch Thành, Cẩm Thủy ( tỉnh Thanh Hóa), do mưa lớn và xả lũ trên thượng nguồn làm mực nước sông Mã, sông Bưởi dâng cao. Hiện các địa phương này đang khẩn trương đối phó với tình hình lũ lụt cũng như chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản của bà con nhân dân.
Chiều 21/6/2017, cơn mưa lớn xuất hiện từ 14 giờ 30 phút kéo dài đến hơn 16 giờ khiến nhiều tuyến đường và khu vực trũng thấp tại Thành phố Hồ Chí Minh bị ngập nặng, người dân đi lại vô cùng khó khăn.
Đến 14 giờ ngày 5/1/2017, lực lượng chức năng phường Tam Phú (quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh) và người dân vẫn khẩn trương khắc phục tình trạng nước tràn ngược từ rạch Đĩa gây ngập nhà của hàng chục hộ dân và các vườn mai.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, mưa vẫn chưa dứt ở các tỉnh Thừa Thiên-Huế đến Phú Yên cùng với việc xả lũ của các hồ thủy điện gây tình trạng ngập lụt sâu, nguy cơ cao xảy ra lũ lớn, lũ quét trên các sông suối nhỏ, sạt lở đất ở vùng núi. Mưa lũ ảnh hưởng đến an toàn các hồ chứa từ Thừa Thiên-Huế và Gia Lai.
Người Bahnar, Jrai không “làm”, không “diễn” nghệ thuật. Mọi thứ xuất phát và là sản phẩm của tâm hồn họ, không thể đổi chác, bán mua. Vì nếu vậy thì đấy là một sự xúc phạm ghê gớm.