Đoàn đã đến thăm hỏi, động viên, chia sẻ với người dân vùng bị mưa lũ, mong người dân vượt qua khó khăn, tập trung khắc phục hậu quả sớm ổn định cuộc sống. Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng yêu cầu, cấp ủy, chính quyền thành phố Bảo Lộc và các lực lượng chức năng tập trung nhân lực, phương tiện để tìm kiếm người mất tích, hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống.
Tại đèo Bảo Lộc, nhiều khối đất đá sạt lở tại Km 97, Km 98, đoạn qua Quốc lộ 20. Đặc biệt, trong khi đoàn xe đang dừng chờ thông đường, bất ngờ một khối đất đá khác sạt lở chèn đẩy 2 ô tô (một xe 45 chỗ và một xe 7 chỗ) rơi xuống taluy âm. Hai ô tô bị hư hỏng nặng, rất may tất cả hành khách chỉ bị thương nhẹ. Đến trưa cùng ngày, trên đèo Bảo Lộc xuất hiện 6 điểm sạt lở, lực lượng chức năng đã giải phóng được phần lớn đất đá.
Theo thống kê, thành phố Bảo Lộc có hơn 700 căn nhà bị ngập nước; 3 căn nhà bị sập một phần; 50 ha nuôi trồng thủy sản bị cuốn trôi; cầu số 3 thôn Tân Ninh, xã Lộc Châu và cầu thôn 7 Đại Lào đang bị ngập trên 1 m…
Trong khi đó, tại huyện Đạ Tẻh, sáng 9/8, mực nước các sông, suối tiếp tục dâng cao. Nhiều tuyến đường dẫn vào trung tâm huyện như: 30 Tháng 2, đường 26 Tháng 3, Nguyễn Đình Chiểu…, nước ngập nhiều đoạn, có đoạn sâu 0,8 m. Tại một số tuyến đường liên xã như: Thị trấn Đạ Tẻh đi xã An Nhơn, thị trấn Đạ Tẻh đi xã Quảng Trị… vẫn bị ngập nặng và gây chia cắt.
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Đạ Tẻh, lượng nước từ thượng nguồn đổ về một số sông, suối với cường độ mạnh, tiếp tục gây ngập lụt trên diện rộng. Mực nước tại hồ Đạ Tẻh 154,4 m, cao hơn mực nước thiết kế 4,4 m; hiện mực nước các sông suối: Đồng Nai, Đạ Tẻh, Đạ Kho, Đạ Đinh đang dâng. Chiều 8/9, mưa lũ đã làm một người chết do bị rơi xuống cống tại trường Trung học cơ sở Tiên Hoàng (xã Tiên Hoàng, huyện Cát Tiên).
Báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lâm Đồng, từ ngày 6 đến ngày 8/8, tại các trạm đo phía Tây Nam tỉnh Lâm Đồng đều ghi nhận lượng mưa lớn. Cụ thể, trạm đo Đạ Tẻh (huyện Đạ Tẻh) ghi nhận tổng lượng mưa 3 ngày là 246,6 mm; trạm Mỹ Đức (huyện Đạ Tẻh) ghi nhận 474,8 mm; trạm Cát Tiên ghi nhận 220 mm.
Trong khi đó, theo thông báo của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thủy điện Đồng Nai 5, tổng lượng nước đổ về hồ Đồng Nai 5 trung bình ngày 8/8 ở mức 360-470 m3/giây. Từ 16 giờ ngày 8/8, Thủy điện Đồng Nai 5 đã bắt đầu xả tràn lần thứ nhất với tổng lưu lượng xả tràn từ 363 m3/giây đến 474 m3/giây.
Tại huyện Bảo Lâm bị ngập lụt cục bộ nghiêm trọng, gây sạt lở đất đá, vùi lấp nhiều nhà cửa, cây trồng bị cuốn trôi; giao thông trên tuyến Quốc lộ 55 bị chia cắt. Tại thôn 5, xã Lộc Thành (huyện Bảo Lâm), sạt lở đất đã làm nhiều nhà dân bị nứt tường, đổ sập; trong đó có 4 nhà dân bị đất đá vùi lấp toàn bộ phía sau nhà và có nguy cơ sập đổ bất cứ lúc nào. Ngoài ra, trong khu vực thôn 5 còn có 8 hộ dân khác có nhà bị đất đá sạt lở uy hiếp từ phía sau đồi cao.
Để đảm bảo an toàn cho người dân, huyện Bảo Lâm và xã Lộc Thành đã huy động các lực lượng giúp sơ tán 12 hộ dân tại thôn 5 cùng tài sản đến nơi an toàn; đến sáng 9/8, địa phương đã cơ bản di dời, sơ tán xong. Địa phương cũng đã bố trí chỗ ở an toàn đảm bảo cho người dân sinh hoạt trong những ngày mưa lũ...
Tại đèo Bảo Lộc, nhiều khối đất đá sạt lở tại Km 97, Km 98, đoạn qua Quốc lộ 20. Đặc biệt, trong khi đoàn xe đang dừng chờ thông đường, bất ngờ một khối đất đá khác sạt lở chèn đẩy 2 ô tô (một xe 45 chỗ và một xe 7 chỗ) rơi xuống taluy âm. Hai ô tô bị hư hỏng nặng, rất may tất cả hành khách chỉ bị thương nhẹ. Đến trưa cùng ngày, trên đèo Bảo Lộc xuất hiện 6 điểm sạt lở, lực lượng chức năng đã giải phóng được phần lớn đất đá.
Theo thống kê, thành phố Bảo Lộc có hơn 700 căn nhà bị ngập nước; 3 căn nhà bị sập một phần; 50 ha nuôi trồng thủy sản bị cuốn trôi; cầu số 3 thôn Tân Ninh, xã Lộc Châu và cầu thôn 7 Đại Lào đang bị ngập trên 1 m…
Trong khi đó, tại huyện Đạ Tẻh, sáng 9/8, mực nước các sông, suối tiếp tục dâng cao. Nhiều tuyến đường dẫn vào trung tâm huyện như: 30 Tháng 2, đường 26 Tháng 3, Nguyễn Đình Chiểu…, nước ngập nhiều đoạn, có đoạn sâu 0,8 m. Tại một số tuyến đường liên xã như: Thị trấn Đạ Tẻh đi xã An Nhơn, thị trấn Đạ Tẻh đi xã Quảng Trị… vẫn bị ngập nặng và gây chia cắt.
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Đạ Tẻh, lượng nước từ thượng nguồn đổ về một số sông, suối với cường độ mạnh, tiếp tục gây ngập lụt trên diện rộng. Mực nước tại hồ Đạ Tẻh 154,4 m, cao hơn mực nước thiết kế 4,4 m; hiện mực nước các sông suối: Đồng Nai, Đạ Tẻh, Đạ Kho, Đạ Đinh đang dâng. Chiều 8/9, mưa lũ đã làm một người chết do bị rơi xuống cống tại trường Trung học cơ sở Tiên Hoàng (xã Tiên Hoàng, huyện Cát Tiên).
Báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lâm Đồng, từ ngày 6 đến ngày 8/8, tại các trạm đo phía Tây Nam tỉnh Lâm Đồng đều ghi nhận lượng mưa lớn. Cụ thể, trạm đo Đạ Tẻh (huyện Đạ Tẻh) ghi nhận tổng lượng mưa 3 ngày là 246,6 mm; trạm Mỹ Đức (huyện Đạ Tẻh) ghi nhận 474,8 mm; trạm Cát Tiên ghi nhận 220 mm.
Trong khi đó, theo thông báo của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thủy điện Đồng Nai 5, tổng lượng nước đổ về hồ Đồng Nai 5 trung bình ngày 8/8 ở mức 360-470 m3/giây. Từ 16 giờ ngày 8/8, Thủy điện Đồng Nai 5 đã bắt đầu xả tràn lần thứ nhất với tổng lưu lượng xả tràn từ 363 m3/giây đến 474 m3/giây.
Tại huyện Bảo Lâm bị ngập lụt cục bộ nghiêm trọng, gây sạt lở đất đá, vùi lấp nhiều nhà cửa, cây trồng bị cuốn trôi; giao thông trên tuyến Quốc lộ 55 bị chia cắt. Tại thôn 5, xã Lộc Thành (huyện Bảo Lâm), sạt lở đất đã làm nhiều nhà dân bị nứt tường, đổ sập; trong đó có 4 nhà dân bị đất đá vùi lấp toàn bộ phía sau nhà và có nguy cơ sập đổ bất cứ lúc nào. Ngoài ra, trong khu vực thôn 5 còn có 8 hộ dân khác có nhà bị đất đá sạt lở uy hiếp từ phía sau đồi cao.
Để đảm bảo an toàn cho người dân, huyện Bảo Lâm và xã Lộc Thành đã huy động các lực lượng giúp sơ tán 12 hộ dân tại thôn 5 cùng tài sản đến nơi an toàn; đến sáng 9/8, địa phương đã cơ bản di dời, sơ tán xong. Địa phương cũng đã bố trí chỗ ở an toàn đảm bảo cho người dân sinh hoạt trong những ngày mưa lũ...
Đặng Tuấn