Ngày 23/2, tại tỉnh Bạc Liêu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển tôm nước lợ năm 2024. Chủ trì hội nghị có Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến và Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều.
Chiều 10/12, UBND tỉnh Cà Mau tổ chức Phiên xúc tiến thương mại năm 2023 nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm tôm và các sản phẩm đặc sản, đặc trưng, sản phẩm OCOP Cà Mau; giới thiệu tiềm năng phát triển ngành tôm Cà Mau.
Theo quy định của Luật Thủy sản 2017, tôm sú, tôm thẻ chân trắng cùng với một số đối tượng thủy sản nuôi khác, các cơ sở nuôi phải đăng ký và được cấp mã số cơ sở nuôi. Đây là quy định bắt buộc nhằm đáp ứng yêu cầu về truy xuất nguồn gốc của thị trường nhập khẩu. Việc cấp mã số nuôi còn góp phần nâng cao giá trị tôm nuôi khi có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Quy định thì thế, nhưng việc cấp mã số cơ sở nuôi tôm để phục vụ truy xuất nguồn gốc của tỉnh Bạc Liêu thời gian qua vẫn gặp rất nhiều khó khăn, kết quả đạt được thấp.
Tỉnh Trà Vinh đang tập trung nhiều giải pháp để phát triển ngành tôm trở thành ngành công nghiệp sản xuất mũi nhọn và bền vững. Theo đó, tỉnh phấn đấu đạt diện tích 600 ha nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh vào năm 2020. Đồng thời, mục tiêu từ nay đến năm 2020, mỗi năm tổng diện tích nuôi tôm nước lợ đạt 26.170 ha, tổng sản lượng 70.640 tấn; giai đoạn 2021-2025, diện tích nuôi tôm nước lợ của tỉnh đạt hơn 27.000 ha/năm, với tổng sản lượng gần 87.000 tấn.
Nhằm tháo gỡ khó khăn, tạo bước đột phá cho ngành nuôi tôm Việt Nam tiếp tục chiếm lĩnh thị trường thế giới, sáng 6/2, một hội nghị “Diên Hồng” về lĩnh vực này đã được tổ chức tại tỉnh Cà Mau – thủ phủ của tôm sú, địa phương có diện tích nuôi tôm lớn nhất cả nước. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng cùng lãnh đạo gần 30 tỉnh và hơn 50 doanh nghiệp nuôi tôm đã tham dự, đối thoại thẳng thẳn tại hội nghị.