Trà Vinh hỗ trợ nguồn lực thúc đẩy ngành nghề nông thôn bứt phá

Trà Vinh hỗ trợ nguồn lực thúc đẩy ngành nghề nông thôn bứt phá

Toàn tỉnh Trà Vinh hiện có trên 16.000 cơ sở hoạt động ngành nghề nông thôn, với khoảng 37.000 lao động tạo giá trị sản lượng hơn 3.350 tỷ đồng/năm. Nhiều năm nay, Trà Vinh luôn chú trọng đa dạng hoá các hoạt động hỗ trợ sản phẩm công nghiệp nông thôn để nâng cao giá trị gia tăng, thúc đẩy công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn phát triển bền vững.
Sóc Trăng phát triển ngành nghề nông thôn, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội

Sóc Trăng phát triển ngành nghề nông thôn, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội

Tại Sóc Trăng, ngành nghề nông thôn phát triển rất phong phú, đa dạng với 27 ngành nghề được phân bố rải rác ở khắp các huyện, thị xã, thành phố. Thời gian qua, địa phương đã triển khai nhiều giải pháp để bảo tồn, phát triển ngành nghề nông thôn nhằm phát huy giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa gắn với thúc đẩy phát triển sản xuất các sản phẩm truyền thống, làng nghề truyền thống, tạo việc làm cho người dân.
Sản phẩm dưa lưới ô xanh đạt tiêu chuẩn OCCOP ở Khánh Hòa. Ảnh : chonongsankhanhhoa.vn

Khánh Hòa dành gần 40 tỷ đồng đầu tư phát triển các ngành nghề nông thôn

UBND tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành Kế hoạch phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025; trong đó, tỉnh xác định sẽ đầu tư gần 40 tỷ đồng cho chương trình này. Cụ thể, ngân sách tỉnh hỗ trợ hơn 27,6 tỷ đồng, ngân sách huyện, xã 4,5 tỷ đồng và số còn lại trên 7,5 tỷ đồng là vốn của các làng nghề, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất tham gia vào chương trình.
Ban hành Nghị định 52 về phát triển ngành nghề nông thôn

Ban hành Nghị định 52 về phát triển ngành nghề nông thôn

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 52/2018/NĐ-CP về phát triển ngành nghề nông thôn. 7 hoạt động ngành nghề nông thôn trong Nghị định này gồm: Chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản; sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn; sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ; sản xuất và kinh doanh sinh vật cảnh; sản xuất muối; các dịch vụ phục vụ sản xuất, đời sống dân cư nông thôn.
Hỗ trợ phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn ở Long An

Hỗ trợ phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn ở Long An

Hiện nay, tỉnh Long An đang thực hiện nhiều giải pháp nâng tỷ trọng giá trị sản xuất ngành nghề trong tổng giá trị sản xuất ở khu vực nông thôn để nâng cao chất lượng sản phẩm ngành nghề. Đồng thời khôi phục, bảo tồn, phát triển nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống; phát triển thêm nghề mới phù hợp với từng địa phương để đa dạng hóa sản phẩm ngành nghề... góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.