Trường Trung học Cơ sở Sơn Thượng là một trong những trường khó khăn của huyện Sơn Hà, với phần lớn học sinh là người Hre theo học. Cô giáo Lê Thị Hồng Loan, Phó Hiệu trưởng Nhà trường thông tin, theo chủ trương của ngành, trường đã phổ biến phong trào này cho toàn giáo viên. Nhà trường phân công từng giáo viên chủ nhiệm các khối lớp chọn 2 học sinh có hoàn cảnh đặc biệt nhất để bố trí giáo viên nhận đỡ đầu. Đến nay, 20 em đã được đỡ đầu (trong đó 4 em đã tốt nghiệp).
Em Đinh Văn Trỗi, lớp 8A, Trường Trung học Cơ sở Sơn Thượng có hoàn cảnh rất khó khăn. Căn nhà cấp 4 của gia đình em ở thôn Gò Ren, xã Sơn Thượng đã xuống cấp trầm trọng, gia đình em phải ở tạm dưới căn bếp. Trỗi đành nghỉ học để vượt hàng chục km tới huyện Sơn Tây chèo đò kiếm sống. Biết tin, thầy Đặng Trung Thắng, giáo viên chủ nhiệm của em lặn lội đường xa tìm gặp Trỗi để nhận đỡ đầu và động viên em tiếp tục đến lớp. Sau đó, Trường Trung học Cơ sở Sơn Thượng đã tham mưu chính quyền xã xây lại nhà ở cho gia đình Trỗi; vận động nhà hảo tâm đóng góp nguồn quỹ mua tặng em xe đạp để đến trường. …“Tôi thường xuyên đến nhà thăm em, mua quần áo, sách vở, nhu yếu phẩm cần thiết như mắm muối, gạo, mỳ tôm để em có thêm điều kiện đến trường như bạn bè cùng trang lứa”, thầy Thắng chia sẻ.
Vượt quãng đường dài, chúng tôi đến với Trường Trung học Cơ sở Sơn Bao, Thầy Trần Văn Hải cho hay, trường đã phân công 22 giáo viên nhận đỡ đầu học sinh thuộc diện đặc biệt khó khăn. Lương nhiều giáo viên còn eo hẹp nhưng nhận thấy đây là việc làm ý nghĩa nên đều hăng hái tham gia, thể hiện trách nhiệm với nghiệp “trồng người”.
Tan buổi học, em Đinh Văn Nu lại đi bộ quãng đường dài đến vài km để về nhà. Ngôi nhà sàn của em ở tận thôn Nước Rinh, xã Sơn Bao khá cũ kỹ. Nu mồ côi cha từ tấm bé, ở với mẹ. Do khó khăn, mẹ Nu phải bám nương rẫy, đi làm thuê. Ngoài ra, hành trình đến lớp của Nu khá gian truân, lại cách trở bởi đò ngang qua sông Rinh nên nhiều lúc Nu nghĩ đến việc bỏ học. Thầy giáo Từ Phương Thảo đã nhiều lần đến nhà khuyên bảo em. Thầy Thảo kể, thầy thương Nu như một người em trong nhà. Đầu năm học, thầy mua sắm quần áo, sách vở mới cho em. Ngoài thời gian dạy trên trường, hễ lúc nào rảnh thầy lại sang nhà tâm sự, động viên em. Thấy em chăm ngoan, học tốt, thầy cảm thấy vui khi đã nhận đỡ đầu em.
Bà Nguyễn Thị Thành, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Sơn Hà chia sẻ, xuất phát từ việc học sinh mồ côi cha mẹ đang ở với ông bà, thiếu sự chăm sóc, yêu thương, nguy cơ bỏ học rất lớn, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện đã có ý tưởng kêu gọi, khuyến khích cán bộ, giáo viên toàn ngành nhận đỡ đầu các em, ít nhất mỗi giáo viên một học sinh.
“Phong trào này được thực hiện dựa trên tinh thần tự nguyện, đa số giáo viên hưởng ứng nhiệt tình. Hiện nay, huyện đã triển khai phong trào tại 45 đơn vị trường học trong toàn huyện”, bà Nguyễn Thị Thành cho biết.
Em Đinh Văn Trỗi, lớp 8A, Trường Trung học Cơ sở Sơn Thượng có hoàn cảnh rất khó khăn. Căn nhà cấp 4 của gia đình em ở thôn Gò Ren, xã Sơn Thượng đã xuống cấp trầm trọng, gia đình em phải ở tạm dưới căn bếp. Trỗi đành nghỉ học để vượt hàng chục km tới huyện Sơn Tây chèo đò kiếm sống. Biết tin, thầy Đặng Trung Thắng, giáo viên chủ nhiệm của em lặn lội đường xa tìm gặp Trỗi để nhận đỡ đầu và động viên em tiếp tục đến lớp. Sau đó, Trường Trung học Cơ sở Sơn Thượng đã tham mưu chính quyền xã xây lại nhà ở cho gia đình Trỗi; vận động nhà hảo tâm đóng góp nguồn quỹ mua tặng em xe đạp để đến trường. …“Tôi thường xuyên đến nhà thăm em, mua quần áo, sách vở, nhu yếu phẩm cần thiết như mắm muối, gạo, mỳ tôm để em có thêm điều kiện đến trường như bạn bè cùng trang lứa”, thầy Thắng chia sẻ.
Vượt quãng đường dài, chúng tôi đến với Trường Trung học Cơ sở Sơn Bao, Thầy Trần Văn Hải cho hay, trường đã phân công 22 giáo viên nhận đỡ đầu học sinh thuộc diện đặc biệt khó khăn. Lương nhiều giáo viên còn eo hẹp nhưng nhận thấy đây là việc làm ý nghĩa nên đều hăng hái tham gia, thể hiện trách nhiệm với nghiệp “trồng người”.
Thầy giáo Từ Phương Thảo đang dạy kèm cho Đinh Văn Nu- học sinh mình nhận đỡ đầu. Ảnh: Phước Ngọc -TTXVN . |
Bà Nguyễn Thị Thành, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Sơn Hà chia sẻ, xuất phát từ việc học sinh mồ côi cha mẹ đang ở với ông bà, thiếu sự chăm sóc, yêu thương, nguy cơ bỏ học rất lớn, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện đã có ý tưởng kêu gọi, khuyến khích cán bộ, giáo viên toàn ngành nhận đỡ đầu các em, ít nhất mỗi giáo viên một học sinh.
“Phong trào này được thực hiện dựa trên tinh thần tự nguyện, đa số giáo viên hưởng ứng nhiệt tình. Hiện nay, huyện đã triển khai phong trào tại 45 đơn vị trường học trong toàn huyện”, bà Nguyễn Thị Thành cho biết.
Vĩnh Trọng